Dinh dưỡng hôm nay

6 loại thực phẩm không bao giờ nên ăn tái hoặc sống

Ăn thịt lợn, thịt gà hay trứng chưa chín kỹ đều khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm độc rất cao.

Ăn thịt lợn, thịt gà hay trứng chưa chín kỹ đều khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng, nhiễm độc rất cao.

Thịt gà

Thông thường, thịt gà hay bất cứ loại gia cầm nào khác đều được bán ra ở dạng đã sơ chế cơ bản (bỏ lông, bỏ nội tạng). "Quãng đường đi" của thịt gà từ các nông trại tới khu chế biến và siêu thị là cả một quá trình rất dài và thịt gà sơ chế có thể đã kịp thu nhận không ít vi khuẩn cũng như những chất biển khác có thể đưa bạn tới viện nếu chế biến không kỹ.

Vì vậy, hãy đảm bảo bạn đã nấu chín thịt gà ở nhiệt độ ít nhất là 165 độ C. Tuy nhiên, bạn lại không cần thiết phải rửa sạch thịt gà trước khi chế biến bởi hầu hết các vi khuẩn được tìm thấy trên thịt gà đều sẽ bị tiêu diệt trong quá trình nấu ăn.

Trứng

Mặc dù việc sử dụng trứng chưa chín (trứng sống, trứng chần sơ, trứng lòng đào) là vô cùng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày nhưng các nhà khoa học đã chứng minh đó không phải là việc làm thông minh.

Trong quá trình tạo ra protein, trứng sống cũng có khả năng bị nhiễm salmonella. Mặc dù tỉ lệ trứng nhiễm salmonell khá ít (tỉ lệ 1/20.000) và khả năng gây ngộ độc của Salmonella yếu nhưng cũng có thể gây các biểu hiện nhiễm độc, chủ yếu là rối loạn tiêu hóa.

Thịt lợn

Thịt lợn không cần nấu tới mức chín quá kỹ, nhưng việc ăn thịt sống hay tái đều không được ủng hộ. thịt chưa đạt tới nhiệt lượng thích hợp vẫn có khả năng chứa các mầm bệnh như giun sán ký sinh...

Khi ăn thịt sống hoặc tái, kí sinh trùng có thể bị truyền vào cơ thể người. ngoài những bệnh do ký sinh trùng, ăn thịt tái còn dễ gây các nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc cấp tính thường gặp nhất là thương hàn, dịch tả...

Sắn

Khi ăn sống, sắn giải phóng linamarase enzyme, dễ chuyển đổi thành độc tố xyanua có hại cho cơ thể. Bộ phận chứa nhiều độc tố nhất của cây sắn nằm ở lá, dùng để ngăn chặn các loại côn trùng hay động vật tấn công nhưng một phần độc tố cũng nằm dưới lớp vỏ sắn. Vì vậy, sắn cần được bỏ vỏ, ngâm nước, rửa sạch và nấu chín càng nhanh càng tốt sau khi thu hoạch.

Đậu đỏ

Trước khi chế biến món ăn từ đầu đỏ, bạn cần phải ngâm chúng nhiều giờ rồi mới nấu ăn. Bởi lẽ, đậu đỏ sống chứa nhiều lectin, một chất độc có thể gây ra đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.

Rau mầm họ đậu

Rau mầm họ đậu tốt cho sức khỏe vì giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa. Tuy nhiên một số loại đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim... cũng có hàm lượng lớn glucozid sinh axit cyanhydric giống như trong măng và sắn có thể gây ngộ độc.

Mimi tổng hợp

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-6-loai-thuc-pham-khong-bao-gio-nen-an-tai-hoac-song-19005.html)

Tin cùng nội dung

  • Khi tuổi đã cao, sức đề kháng đã yếu thì nhiều loại bệnh có thể tấn công, trong đó các bệnh về đường tiêu hóa rất dễ gặp. Nhiều NCT than phiền mệt mỏi, không thèm ăn, không muốn ăn.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa có nguy cơ hình thành sỏi cholesterol trong đường mật, túi mật.
  • Mới đây, bố tôi đi khám bệnh định kỳ và phát hiện bị nang gan. Tôi nghe nói nang gan có thể do ký sinh trùng gây ra.
  • Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là từ chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, đạm, đường, do ăn uống không hợp vệ sinh
  • Rối loạn tiêu hóa là một triệu chứng thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Nguyên nhân chủ yếu do lạnh (hàn thấp) và do ăn uống không hợp lý, thiếu vệ sinh (thực tích).
  • Nghiên cứu cho thấy, có tới 60% trẻ dưới 6 tháng tuổi, có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Hậu quả khiến trẻ chậm lớn, quấy khóc, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Tiêu chảy trẻ em còn gọi là chứng rối loạn tiêu hóa, thực tích, tích trệ trẻ em. Bệnh có thể gặp ở thể cấp tính hay thể mạn tính.
  • Toxoplasmosis là một thuật ngữ được sử dụng cho bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma. Ký sinh trùng là một thuật ngữ chung cho bất kỳ sinh vật sống nào sinh sống bên trong hoặc trên bề mặt một sinh vật sống khác. Mèo là nguồn chính của nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma.
  • Theo Đông y, các món ăn lấy bí đỏ làm nguyên liệu giúp làm dịu cơn nhức đầu, tăng cường trí nhớ, giúp xương cốt chắc khỏe Không chỉ có mặt trong các thực đơn ở gia đình, nhà hàng, bí đỏ còn được dùng như một loại mỹ phẩm giúp đẹp da, chống lão hóa, đồng thời là “dược liệu” giúp phòng trị một số bệnh.
  • Các loại thú nuôi trong nhà như chó, mèo, chim và các loại bò sát đều có thể gây bệnh hoặc truyền các loại ký sinh qua người. Điều này ít xảy ra và hoàn toàn có thể tránh được nếu chúng ta chăm sóc chúng cẩn thận và đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY