Bệnh truyền nhiễm hôm nay

61/63 tỉnh thành có bệnh tay chân miệng

Đến nay, 61/63 địa phương có trẻ mắc bệnh và Hà Nội đã có ca Tu vong đầu tiên nghi do tay chân miệng.
Báo cáo hôm 21/9 của Bộ Y tế gửi Thủ tướng Chính phủ về tình hình bệnh tay chân miệng cho hay tính từ đầu năm, cả nước có trên 52.000 ca, trong đó 109 ca Tu vong.

Số ca bệnh vẫn tăng

Tình hình này vẫn “căng” như hồi cuối tháng 8/2011. Tuy nhiên, trong cuộc họp trực tuyến với Bộ Y tế, tất cả địa phương có số mắc cao nhất nước như TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Tháp... đều cho rằng chưa đến thời điểm công bố dịch tay chân miệng vì đã kiểm soát được bệnh.

Tính chung trên toàn quốc, thời điểm cuối tháng 8/2011, khi số mắc tay chân miệng giữ ở mức trên 2.000 ca/tuần suốt hơn hai tháng (lúc đó có 59/63 địa phương cả nước có bệnh), nhiều ý kiến hối thúc nên công bố dịch để huy động nguồn lực của các địa phương.

Tại Hà Nội, số liệu mới nhất của Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội cho thấy gần đây, mỗi tuần có 30-40 ca mắc tay chân miệng. Tính chung từ đầu năm Hà Nội có 316 bệnh nhân, tăng mạnh so với chín tháng đầu năm 2010. Hôm 20/9, đã có một bé gái hơn 2 tuổi Tu vong với các biểu hiện bệnh tương tự như bệnh tay chân miệng. Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, BV Nhi T.Ư và Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư đang tích cực điều tra nguyên nhân, nếu xác nhận bệnh nhi Tu vong do tay chân miệng, đây sẽ là bệnh nhi đầu tiên Tu vong do căn bệnh này trong nhiều năm qua ở Hà Nội. Chống dịch chưa đúng

Đây là nhận định của Cục Y tế dự phòng về tình hình dịch tay chân miệng. Lý do chính, theo Cục Y tế dự phòng, các biện pháp phòng dịch vừa qua hiệu quả chưa cao, do tập trung chủ yếu vào vệ sinh môi trường, dụng cụ, đồ chơi trẻ em, trong khi mùa dịch này 80% bệnh nhân lây bệnh tại gia đình, 41% lây từ mẹ sang con, song truyền thông chống dịch lại chưa chú ý tuyên truyền biện pháp vệ sinh cá nhân phòng bệnh.

Trong đợt kiểm tra chống dịch tay chân miệng cuối tháng 8 tại TPHCM và Đồng Tháp, chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế Trịnh Quân Huấn cho biết đi đến nhiều gia đình ở hai địa phương có số mắc tay chân miệng rất cao này, hỏi họ có biết đang có dịch tay chân miệng hay không thì rất nhiều người nói không biết! Chứng tỏ truyền thông chống dịch chưa đến khắp cộng đồng. Hôm 9/9, Bộ Y tế đã có thêm một quyết định thành lập sáu đoàn kiểm tra liên ngành về phòng chống dịch tay chân miệng ở các địa phương trọng điểm. Trước đó, từ tháng 6/2011 đã có 18 đoàn công tác tương tự đi kiểm tra chống dịch ở các địa phương. Rất nhiều đoàn công tác, các địa phương đã lấy lý do bệnh được kiểm soát để không công bố dịch hồi tháng 8 vừa qua. Nhưng trong suốt một tháng qua, số mắc vẫn tăng cao không ngừng, số Tu vong đã tăng thêm 25 trẻ và chưa có dấu hiệu dừng lại. Vậy thật sự bệnh tay chân miệng đã được kiểm soát? Những địa phương nào chậm trễ trong thực hiện các biện pháp chống dịch theo yêu cầu của Bộ Y tế? Đã đến lúc có câu trả lời rõ ràng để không còn những cái ch*t oan của các bé mắc bệnh tay chân miệng.

Theo Lan Anh - Tuổi Trẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-6163-tinh-thanh-co-benh-tay-chan-mieng-10002.html)

Tin cùng nội dung

  • Tại TP.HCM đã có 9 trẻ Tu vong do bệnh tay chân miệng, BV Nhi Đồng 1 gửi mẫu ra nước ngoài xét nghiệm nhằm làm rõ về type virus gây bệnh.
  • TP.HCM thêm 2 em bé ch*t do bệnh tay chân miệng, đưa số trẻ Tu vong vì bệnh này từ đầu năm đến nay lên số 9.
  • Từ ngày 13/5, Sở Y TP.HCM tế sẽ phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức 6 đoàn kiểm tra công tác vệ sinh phòng, chống dịch bệnh tại các trường mầm non.
  • Trong tháng 4, TP.HCM đã có 6 trẻ Tu vong do mắc tay chân miệng. Vậy làm cách nào để phòng và phát hiện sớm bệnh này?
  • (Mangyte) - Trong tháng 4, TP.HCM có gần 600 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, tiếp tục có thêm 3 trẻ Tu vong.
  • Từ đầu năm đến nay tại TPHCM có 3 trường hợp Tu vong do bệnh tay chân miệng. Bệnh tấn công vào nhiều trường học khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY