Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

7 bệnh nhân COVID-19 chuyển nặng, 2 bệnh nhân phải chạy ECMO

(MangYTe)- Những ngày trước đây, bệnh nhân 416 và 418 là nặng nhất, nhưng hiện nay bệnh nhân nặng nhất là 437, mới được xác định dương tính ngày 28-7.

Tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 vừa có cuộc hội chẩn sức khoẻ quốc gia lần thứ 4 cho các bệnh nhân COVID-19 nặng.

Cuộc hội chẩn do PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế điều hành.

Cuộc hội chẩn được kết nối với các điểm cầu BV Đà Nẵng, BV Trung ương Huế, BV Chợ Rẫy, BV Bệnh Nhiệt đới TW cơ sở 2, BV Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh; BV Bạch Mai; BV Phổi TW; BVĐK TW Quảng Nam; BV C Đà Nẵng…

Các chuyên gia đầu ngành như GS.TS Nguyễn Gia Bình, GS.TS Ngô Quý Châu, PGS.TS Phạm Thị Ngọc Thảo, cũng tham gia hội chẩn.

Theo báo cáo của tiểu ban điều trị, chỉ trong 6 ngày qua, kể từ khi ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng đầu tiên tại Đà Nẵng, đã có thêm nhiều bệnh nhân COVID-19 chuyển biến nặng.

TS Lê Đức Nhân- Giám đốc BV Đà Nẵng cho biết, BV có 5 bệnh nhân COVID-19 nặng, các bệnh nhân này đều có bệnh lý nền là suy thận mãn, tăng huyết áp, gout, tim mạch, COPD, thậm chí có cả bệnh ung thư.

Những ngày trước đây, bệnh nhân 416 và 418 là nặng nhất, nhưng hiện nay bệnh nhân nặng nhất là 437, mới được xác định dương tính ngày 28-7.

Trong đêm 28-7, BV Đà Nẵng đã chuyển 2 bệnh nhân số 436 và 438 ra điều trị/cách ly tại BV TW Huế cơ sở 2. Tình hình sức khoẻ của  bệnh nhân nặng số 436 ( viêm phổi, suy hô hấp, suy thận mạn giai đoạn cuối) và bệnh nhân số 438 (viêm phổi nặng trên nền bệnh tăng huyết áp  đã 4 năm và điều trị không thường xuyên, COPD), từ điểm cầu BV TW Huế cơ sở 2, GS.TS Phạm Như Hiệp cho biết, ngay sau khi tiếp nhận 2 ca bệnh này, Ban lãnh đạo BV cùng các chuyên gia đã lên phương án điều trị, chỉ định sử dụng Thu*c theo diễn biến sức khoẻ. Hiện cả hai bệnh nhân này đang tiếp tục thở máy, duy trì an thần.

Trong số 3 bệnh nhân nặng còn lại, ngoài bệnh nhân 416 đã can thiệp ECMO được 6 ngày, chiều ngày 29-7, trước diễn biến sức khoẻ của bệnh nhân 437 (61 tuổi có nhiều bệnh nền như suy thận mạn, tăng huyết áp, gout, thiếu máu, suy tim, suy kiệt, rung nhĩ đã đốt điện S*nh l*), ekip điều trị và các chuyên gia đã tiến hành can thiệp ECMO cho bệnh nhân này.

Như vậy, trong tổng số 34 bệnh nhân COVID-19 ở Đà Nẵng đã có 5 bệnh nhân COVID-19 nặng, 2 trong số đó đã can thiệp ECMO.

Tại buổi hội chẩn, PGS.TS Lương Ngọc Khuê yêu cầu BV TW Huế nhanh chóng sắp xếp khoa phòng, lắp đặt, sắp xếp lại trang thiết bị để “chia lửa” điều trị với BV Đà Nẵng. Trong trường hợp BV TW Huế cần hỗ trợ gì báo cáo ngay Bộ Y tế để có phương án xử lý kịp thời, tất cả vì nỗ lực cao nhất để điều trị người bệnh hiệu quả.

Liên quan đến bệnh nhân 433 đang điều trị tại BVĐK TW Quảng Nam tại buổi hội chẩn, PGS.TS Lương Ngọc Khuê cùng các chuyên gia đề nghi ê kíp điều trị cần theo dõi sát bệnh nhân, chú ý tuyệt đối không được chủ quan.

Mạng Y Tế
Nguồn: PLO (https://plo.vn/dich-covid-19/7-benh-nhan-covid19-chuyen-nang-2-benh-nhan-phai-chay-ecmo-927567.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngày 15/4 tại Hà Nội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Báo Sức khoẻ Đời sống đã ký kết chương trình phối hợp tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2015-2017 và hợp đồng hợp tác tuyên truyền năm 2015.
  • Tại các trại giam, trại tạm giam, số người đã sử dụng M* t*y, hoạt động M*i d*m và có các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV khác rất cao.
  • Nắm rõ những triệu chứng thường gặp của những căn bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c sẽ giúp bạn kịp thời kiểm tra ngay những dấu hiêu bất thường trong cơ thể mình.
  • Vật dụng và những thói quen xung quanh nơi bạn làm việc, có thể gây ra vô số những vấn đề sức khỏe lâu dài.
  • Hầu hết bệnh nhân nhiễm bệnh qua đường T*nh d*c không an toàn, nhưng các bác sĩ vẫn ghi nhận nhiều trường hợp hy hữu mắc bệnh này qua... tay.
  • Bệnh giang mai là một trong số những bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c. Bệnh thường không có biểu hiện ở những giai đoạn đầu nên khó chẩn đoán và điều trị.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY