Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

7 dấu hiệu cho thấy chị em là người ứng xử chưa khôn khéo ở chốn công sở

Cuộc đời mỗi người như một thước phim quay chậm, liệu bạn có đang vào vai “cô nàng xấu tính” trong series “Chốn công sở”?

Đã bao giờ 1. Hỏi những câu mang tính công kích

Nhà trị liệu hành vi nhận thức Alex Hedger cho biết đôi khi chỉ một câu hỏi vu vơ, vô tâm vô ý nhưng lại khiến người khác cảm thấy bạn vô cùng khiếm nhã, điển hình là những câu hỏi như“Anh mất trí đấy à ?”, “Cô nghĩ ý tưởng này thật sự hay ư?”...

Những câu hỏi này không chỉ thiếu tinh tế, mà còn khiến người khác muốn hạn chế nói chuyện, tranh luận với bạn ngay lập tức. Vì vậy, nhiều khi công việc còn chưa được giải quyết đến nơi đến chốn thì bạn đã kịp gây thù chuốc oán với cộng sự của mình rồi.

Việc tạo mối quan hệ vững chắc với đồng nghiệp là điều cực kỳ quan trọng, đừng để mất lòng đối phương chỉ vì những tiểu tiết nhỏ nhặt, không đáng có này nhé!

2. Đưa ra lời nhận xét vô thưởng vô phạt

Một biểu hiện của việc “Tuần trước em cũng đi xem đôi này nhưng nhìn giá xong thì đặt xuống vội, đắt quá chẳng dám chốt đơn.” Những lời nhận xét như thế này sẽ khiến người khác cảm thấy tội lỗi vì họ đang có thứ mà bạn thầm ao ước nhưng chẳng thể sở hữu được. Điều này sẽ khiến không khí cuộc nói chuyện trùng xuống, họ sẽ chẳng muốn cởi mở chia sẻ những chuyện thường ngày với bạn nữa đâu.

3. Không thật lòng khi đưa ra lời khen

Giả lả đưa ra những lời khen không thật lòng sẽ chỉ khiến người khác nghĩ bạn thảo mai thôi đấy!

Giả sử trong trường hợp cô đồng nghiệp cùng phòng kết hôn, thay vì chúc những điều tuyệt vời hay khen ngợi cô dâu trong ngày trọng đại thì bạn lại buông câu bông đùa: “Tôi cứ nghĩ viên kim cương phải to hơn chứ”. Quả là hết sức vô duyên phải không?

Hãy kiểm soát lời nói của mình, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau là điều vô cùng quan trọng ở chốn công sở, đừng để những lần vạ miệng khiến bạn trở thành đối tượng bị các

4. Cố tình phớt lờ đối phương

Nhiều người có xu hướng lờ đi lời nói của người khác để trốn tránh khỏi những cuộc nói chuyện xã giao, đây là điều chắc chắn cần phải tránh ở văn phòng làm việc. Đừng bao giờ có những hành động như giả vờ gọi điện thoại trong khi một đồng nghiệp đang cố bắt chuyện với bạn. Người ta có quý, có muốn gần gũi với bạn hơn thì mới dành thời gian quý báu của mình cho bạn đấy.

Hãy cố gắng cởi mở hơn trong giao tiếp để mở rộng các mối quan hệ và kết thêm nhiều đồng minh ở nơi làm việc

Khi công việc đang ở giai đoạn gấp rút hoặc gặp khó khăn, thay vì chủ động hăng hái cùng mọi người nghĩ phương án thoát khỏi thế bí thì bạn lại nhùng nhằng kéo dài thời gian bằng cách ăn trưa quá lâu, thậm chí là xin nghỉ ốm khi deadline đến gần thì chẳng mấy chốc mà sẽ bị sếp và đồng nghiệp sẽ đánh giá thấp.

Nếu không muốn mất điểm trong mắt sếp thì hãy ngừng ngay những hành động trốn tránh trách nhiệm như vậy, một người không có ý thức thì mãi vẫn chỉ là nhân viên quèn mà thôi!

6. Cố tình cô lập đồng nghiệp

Ví dụ như khi xảy ra xích mích với ai đó trong văn phòng, thay vì thẳng thắn giải quyết vấn đề thì bạn lại chọn cậy thế là tiền bối để cô lập người đó thì quả là trẻ con hết chỗ nói! Khi không ưa ai đó, đừng bao giờ có những hành động ấu trĩ như cố tình mời mọi người trong cả nhóm đi ăn ngoại trừ người kia, kể xấu họ với đồng nghiệp khác, không công nhận thành quả của họ…

Việc chăm chăm bới móc kẻ mình không thích sẽ chỉ khiến bạn lãng phí thời gian, khiến mọi người xung quanh đánh giá mình là nhỏ nhen và ích kỷ mà thôi! Hãy cố gắng hòa giải hoặc đừng để ý nhiều về họ làm gì, không gây thù chuốc oán ở công ty thì cũng sẽ không phải ấm ức ôm cục tức về nhà phải không?

7. Cố ý phá hoại đối thủ

Một hành động cực đoan hơn cả cô lập người khác là chơi xấu đồng nghiệp. Vì cùng cạnh tranh vị trí phó phòng mà bạn cố tình không báo cho cô ấy hạn deadline, lời dặn dò của sếp… rồi sau đó lại thốt lên rằng:“Ồ, tôi chẳng biết gì cả”, “Tôi rất lấy làm tiếc”...

Chuyên gia tâm lý học, tiến sĩ Ben Michaelis chỉ ra rằng đó là cảm giác ghen tị với thành công, niềm vui của người khác, những người này sau đó sẽ luôn bị ám ảnh về việc làm tội lỗi của mình nên không thể sống vui vẻ, hạnh phúc được.

Muốn tiến bộ hơn trong công việc thì phải cạnh tranh công bằng! Muốn có một môi trường làm việc văn minh, lịch sự thì trước tiên mình phải là một nhân viên khéo léo, biết cư xử đúng mực cái đã,

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/7-dau-hieu-cho-thay-chi-em-la-nguoi-ung-xu-chua-khon-kheo-o-chon-cong-so-2020022014443838.chn)

Tin cùng nội dung