Bé chào đời hôm nay

7 dấu hiệu sắp sinh khi bầu tháng cuối, cái thứ 5 mẹ đẻ rồi ngẫm lại xem có đúng?

Khi cơ thể có những dấu hiệu sắp sinh dưới đây, mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng để đón con.

Khi mang thai đến tháng cuối cùng, chắc hẳn mẹ nào cũng bồn chồn, mong ngóng đến ngày sinh con. tuy mỗi lần mẹ đi khám đều được thông báo ngày dự sinh nhưng tỉ lệ sinh đúng ngày dự sinh thực tế lại không cao. vì vậy, mẹ hãy chú ý khi cơ thể có 7 dấu hiệu dưới đây nghĩa là đã sắp đến ngày "vượt cạn".

1. Bụng mẹ tụt và em bé "ngoan" hơn

Vài tuần trước khi ra đời, các bé bắt đầu quay đầu xuống vùng xương chậu ở vị trí thấp, chuẩn bị cho ngày gặp mẹ gần kề. Nằm ở vị trí cố định này, bé sẽ giảm chuyển động cho nên mẹ không cần quá lo lắng khi không thấy thai đạp thường xuyên như trước. Ai nhìn vào bụng bầu của bạn cũng có thể dễ dàng nhận ra, bụng đã tụt xuống thấp hơn trước rất nhiều.

Tin vui là các mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, bớt khó thở do bé không còn gây áp lực lên lồng ngực. Tuy nhiên mẹ sẽ đi tiểu thường xuyên hơn do đầu của bé chèn ép lên bàng quang ở mức độ lớn, mẹ cũng sẽ cảm thấy nặng nề hơn.

7 dau hieu sap sinh khi bau thang cuoi, cai thu 5 me de roi ngam lai xem co dung? - 1

Gần đến ngày sinh nở, bụng bầu sẽ tụt xuống và mẹ thấy dễ thở hơn. (Ảnh minh họa)

2. Chuột rút và đau lưng nặng hơn

Dấu hiệu này có thể thấy rõ ràng nhất ở thai phụ sắp sinh con lần 2 trở đi. nguyên nhân là vì thai nhi đang trong quá trình di chuyển xuống vùng xương chậu của mẹ, các khớp xương và cơ ở hai bên háng bị chuột rút và kéo căng liên tục khiến chị em đau lưng, tê bại khớp háng, vô cùng khó chịu.

3. Tiêu chảy

Mẹ bầu đừng quá hốt hoảng khi gần kề ngày sinh mà bị tiêu chảy, đây chỉ là dấu hiệu sớm nhất báo mẹ sắp sinh con. khi bị tiêu chảy, mẹ chỉ cần uống đủ nước hàng ngày, không ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, ăn quá no và chuẩn bị tâm lý tốt nhất cho cuộc vượt cạn.

4. Ngừng tăng cân

Những tuần cuối của thai kì, cân nặng của mẹ và sẽ giữ ở mức ổn định, không tăng thêm cũng như giảm đi. Thậm chí, sự hồi hộp, lo lắng khiến một vài mẹ bầu giảm cân chút ít nhưng điều này cũng không ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi. Ngoài ra, lượng nước ối của thai phụ cũng bắt đầu giảm xuống khiến cơ thể mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi hơn trước.

5. Bản năng làm tổ trỗi dậy

Đây là hiện tượng thường thấy ở các loài động vật khi chuẩn bị sinh nở, chúng thường dọn dẹp nơi ổ, bện tổ để chuẩn bị cho đứa con sắp chào đời nên người ta gọi là bản năng làm tổ. Người ta cũng nhận thấy, nhiều bà mẹ sắp đến ngày sinh nở, tuy cơ thể mệt mỏi nhưng lại hào hứng trong việc chuẩn bị đồ dùng đi sinh, dọn dẹp nhà cửa, mua sắm vật dụng cho con yêu.

7 dau hieu sap sinh khi bau thang cuoi, cai thu 5 me de roi ngam lai xem co dung? - 3

Khi sắp đến ngày sinh, mẹ thường muốn dọp dẹp, sắp xếp đồ đạc như bản năng "làm tổ" đón thành viên mới. (Ảnh minh họa)

6. Ra máu báo

V*ng k*n của thai phụ xuất hiện nhiều chất dịch nhầy đặc dính hơn bình thường. đây là dấu hiệu cho thấy chỉ còn một 1-2 ngày nữa bạn sẽ chuyển dạ sinh con.

Lúc này, nút nhầy cổ tử cung vốn có tác dụng bít kín cổ tử cung để bảo vệ thai nhi, ngăn ngừa viêm nhiễm xâm nhập vào trong túi ối đã bị bong ra. Nút nhầy này thường có màu trắng hoặc vàng nhạt, sền sệt, đặc dính, đôi lúc khi bong ra sẽ lẫn chút máu hồng mà chúng ta vẫn gọi là “ra máu báo”.

Dấu hiệu này rất quan trọng, chị em cần đặc biệt lưu ý, theo dõi cùng với tốc độ giãn mở của cổ tử cung để chuẩn bị nhập viện.

7. Vỡ ối

Khoảng 15% trường hợp thai phụ vỡ ối trước khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh con. trong tình huống này, bạn cần đến ngay bệnh viện để theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi, nếu có thể bạn sẽ được kích thích chuyển dạ hoặc mổ lấy thai đề phòng cạn ối, suy thai. tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng sẽ sinh con ngay khi vỡ ối mà họ chỉ thực sự “lâm bồn” sau đó vài giờ.

Theo Ngọc Linh (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/7-dau-hieu-sap-sinh-khi-bau-thang-cuoi-cai-thu-5-me-de-roi-ngam-lai-xem-co-dung-c85a396539.html)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy không chỉ là triệu chứng khi bạn bị rối loạn tiêu hóa, mà thực tế nó còn ẩn chứa nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đau dạ dày là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Người bệnh thường phải chịu những cơn đau khó chịu, âm ỉ.
  • Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh về tiêu hóa thường gặp, nguồn bệnh do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Cháu tôi vừa bị té xe, bị đập đầu xuống đường nhưng có đội nón bảo hiểm nên không sao. Tuy nhiên, cháu bị choáng váng mất một lúc. Cháu đã về nhà rồi nhưng chúng tôi lo lắng không biết bên trong đầu nó có tổn thương gì không. Có nhất thiết phải đi bệnh viện luôn không? Mong Mangyte giải đáp sớm! Tôi cảm ơn rất nhiều! (Thanh Nhã - cononxanh…@gmail.com)
  • Để xem bé nhà mình có chán học hay không, bạn hãy tham khảo 5 dấu hiệu dưới đây.
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Ba tháng cuối thai kỳ được gọi là “giai đoạn căng của thai kỳ! Cùng với sự phát triển của em bé, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình vụng về và nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thích thú với cảm giác cử động của bé. Bản năng làm tổ thôi thúc bạn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chào đón bé ra đời.
  • Ba tháng cuối thai kỳ bắt đầu từ tuần 27 cho đến khi kết thúc thai kỳ. Tất cả các cơ quan và phần cơ thể của thai nhi đã hình thành, và đây là thời kỳ mà chúng tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY