Kết quả một nghiên cứu mới đây về chế độ ăn uống và bệnh trầm cảm được công bố trên tạp chí dinh dưỡng lâm sàng hoa kỳ cho thấy: chế độ ăn càng lành mạnh thì nguy cơ mắc bệnh trầm cảm càng thấp. lạm dụng thực phẩm chế biến sẵn khiến cơ thể luôn cảm thấy muốn ăn và ăn với số lượng không thể kiểm soát, gây nên tình trạng thừa cân béo phì, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần. vì vậy cần tránh lạm dụng các loại thức ăn chế biến sẵn và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau, cá, ngũ cốc có thể giúp rèn luyện trí não không phụ thuộc vào đồ ăn vặt.
Theo TS. Sucan Heirler - chuyên gia tâm lý học lâm sàng tại Mỹ, cho biết: Dành một chút thời gian ở một mình, thỉnh thoảng rất có lợi cho sức khỏe tinh thần. Tuy nhiên, nếu dành quá nhiều thời gian trong cô đơn có thể đảo ngược những tác động này và thực sự làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Để bảo vệ bản thân trước điều này, chúng ta nên tạo ra và phát triển các mối quan hệ tình bạn hoặc cân bằng giao lưu với những người khác, đó là cơ hội để trao đổi cảm xúc tích cực và cũng là một trong những chiến lược tốt nhất để vượt qua chứng trầm cảm.
Sử dụng quá nhiều phương tiện truyền thông sẽ gây hại não.
Ngày nay, việc mọi người sử dụng các phương tiện, thiết bị điện tử ngày càng trở nên phổ biến. điện thoại thông minh, máy tính xách tay, tv và các dịch vụ phát trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. trên thực tế, lượng thời gian trung bình dành cho các loại phương tiện trên tăng gấp đôi và đã trở thành thói quen đối với nhiều người. việc quá tải phương tiện truyền thông này có thể gây hại cho não của bạn. một cuộc khảo sát năm 2013 với 318 người được công bố trên tạp chí cyberpsychology, behavior và social networking, cho kết quả: những người thường xuyên sử dụng phương tiện truyền thông, thường gặp nhiều triệu chứng trầm cảm và lo lắng hơn.
Đôi khi, những nhận xét, chỉ trích tiêu cực từ bạn bè, cấp trên hoặc những người quan trọng khác có thể mang lại cho bạn lợi ích tích cực nhiều hơn trong cách suy nghĩ và hành động. Nhưng khi hàng ngày, phải tiếp xúc quá nhiều với những người thường xuyên phát ra những năng lượng tiêu cực, có thể làm tăng nguy cơ cảm thấy chán nản, hụt hẫng và đôi lúc cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng.
Để khắc phục tình trạng đó, chúng ta nên hình thành mối quan hệ tốt với những người tích cực, củng cố hành động của mình, làm cho cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Theo một nghiên cứu của Viện Sức khỏe Tâm thần Trung ương, Đại học Heidelberg, Thụy Điển: Sống ở thành phố lớn có liên quan đến mức độ căng thẳng và bệnh tâm thần cao hơn, đặc biệt là trầm cảm. Để tránh những ảnh hưởng này, hãy thường xuyên dành cho mình các chuyến đi, đến các khu vực nông thôn để hòa mình vào thiên nhiên và nghỉ ngơi, tránh xa sự ồn ào của thành phố hoặc đi bộ ngoài trời hít thở không khí trong lành. Dành thời gian chăm sóc một vài chậu cây trong không gian sống sẽ khiến tinh thần thư giãn và làm dịu tâm trạng căng thẳng.
Một nghiên cứu cho thấy những người đi ngủ muộn hơn, sẽ có nhiều suy nghĩ tiêu cực mạn tính trong ngày, một hành vi có liên quan đến trầm cảm. Ngược lại, những người ngủ sớm hoặc đúng giờ sẽ ít suy nghĩ tiêu cực hơn. Mặc dù giờ đi ngủ lý tưởng để tối đa hóa tâm trạng sẽ khác nhau tùy thuộc vào công việc hoặc nhu cầu cuộc sống của bạn, nhưng nhìn chung, đi ngủ sớm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ít vận động và dành quá nhiều thời gian cho TV hoặc các thiết bị điện tử có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và tinh thần. Việc tập thể dục hoặc làm các công việc yêu thích sẽ nâng cao tâm trạng và giảm nguy cơ cảm thấy chán nản. Khi hoạt động thể chất, não sẽ tiết ra các hóa chất có lợi cho sức khỏe như: endorphin và endocannabinoids có thể làm giảm bớt cảm giác buồn rầu.
((Theo Thehealthy))
Chủ đề liên quan:
trầm cảm