Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

9 công dụng tuyệt vời của dâu tây đối với sức Khỏe

Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những công dụng của dâu tây đối với sức khỏe và khám phá những cách mà bạn có thể thêm loại thực phẩm bổ dưỡng này vào bữa ăn hàng ngày.

Dâu tây (Strawberry, tên khoa học là Fragaria) được xếp vào dạng thực vật hạt kín, có hoa trong họ Hoa hồng. Loại quả này có xuất xứ từ châu Mỹ nhưng nhờ công nghệ lai tạo của các nhà làm vườn châu Âu mà chúng mới có được mùi hương và vị thơm ngon, đậm đà như ta vẫn thường thấy hiện nay.

Khi chín, quả dâu tây có dạng trái tim căng mọng, có màu đỏ (hoặc màu trắng, tùy loại). cả phần thịt (quả giả) và hạt (quả thật) của dâu tây đều có thể ăn được. dâu tây có vị chua nhẹ, thanh thanh và mọng nước.ở việt nam, dâu tây thường được trồng ở những vùng có khí hậu ôn đới như đà lạt, mộc châu. bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn mua dâu tây nhập khẩu từ các nước như nhật bản, hàn quốc hoặc mỹ tại các siêu thị trái cây. ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nhữngcông dụng tuyệt vời của dâu tâyđối với sức khỏe.

1.Thành phần dinh dưỡng

Theo usda, trong 100g dâu tây chứa:

Calo

32

Protein

0.7g

Chất bột đường

7.7g

Chất béo

0.3g

Chất xơ

2g

Vitamin C

58.8mg

Vitamin E

0.29mg

Kali

153mg

Natri

1mg

2. Công dụng của dâu tây đối với sức khỏe con người

Dâu tây rất giàu giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là các chất chống oxy hóa, do vậy chúng đem lại rất nhiều công dụng bất ngờ đối với sức khỏe con người.

2.1.Tăng cường hệ miễn dịch

Cơ thể của phần lớn các loài động vật có vú (trừ con người) có khả năng tự sản sinh ra vitamin c một cách tự nhiên để duy trì hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. đây cũng chính là lý do mà việc bổ sung vitamin c cho cơ thể hằng ngày là đặc biệt quan trọng. bạn chỉ cần ăn 2 phần dâu tây là đã đủ cho nhu cầu vitamin c/ngày.

9 Công Dụng Tuyệt Vời Của Dâu Tây Đối Với Sức Khỏe - Ảnh 2.

Dâu tây rất giàu giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là các chất chống oxy hóa. (Ảnh: Internet)

2.2. Cải thiện thị lực và bảo vệ mắt

Các chất chống oxy hóa có trong dâu tây đóng một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh đục thể thủy tinh và mù lòa ở người cao tuổi. bên cạnh đó, vitamin c tự nhiên được bổ sung từ dâu tây sẽ giúpbảo vệ đôi mắtkhỏi tia uv có hại từ mặt trời, đồng thời nâng cao sức khỏe của võng mạc và giác mạc.

2.3. Ngăn ngừa ung thư

Ngoài vitamin c, dâu tây còn chứa nhiều các hợp chất chống oxy hóa khác như axit ellagic, lutein và zeathancin. các chất này sẽ ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, đồng thời hạn chế những tác động xấu của gốc tự do lên các tế bào của cơ thể.

2.4. Hạn chế nếp nhăn

Vitamin c trong dâu tây đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh quá trình sản sinh ra collagen trong cơ thể, giúp làm tăng mức độ đàn hồi và quá trình phục hồi của da. ăn các loại đồ ăn, thức uống có chứa nhiều vitamin c như dâu tây cũng có tác dụng tái tạo da và giữ cho làn da đẹp và khỏe mạnh ở người cao tuổi.

Bên cạnh vitamin c, axit ellagic có trong dâu tây cũng giúp làm chậm việc hình thành nếp nhăn bằng cách hạn chế các tác hại xấu của tia uv lên làn da.

2.5. Phòng ngừa bệnh tim mạch

Axit ellagic và flavonoid trong dâu tây có thể trung hòa các tác hại do cholesterol “xấu” (ldl) trong máu gây ra. bên cạnh đó, 2 chất này còn có tác dụng kháng viêm, làm sạch động mạch và giúptrái tim khỏe mạnh hơn. khoa học cũng chỉ ra rằng, thêm dâu tây vào khẩu phần ăn hàng ngày giúp ngăn ngừa các bệnh lý phát sinh do mất cân bằng oxy hóa trong cơ thể như tim mạch hay tiểu đường.

Hàm lượng kali tương đối cao trong dâu tây còn có tác dụng điều hòa huyết áp, điều này tốt cho những người có huyết áp không ổn định.

2.6. Kháng viêm

Các chất chống oxy hóa và hóa chất thực vật trong dâu tây cũng có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gút và viêm khớp. với khẩu phần ăn chứa lượng dâu tây hợp lý, bạn có thể cải thiện chỉ số crp của mình ở mức đáng kể và tránh được những bệnh lý về xương khớp.

9 Công Dụng Tuyệt Vời Của Dâu Tây Đối Với Sức Khỏe - Ảnh 3.

Các chất chống oxy hóa và hóa chất thực vật trong dâu tây cũng có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gút và viêm khớp. (Ảnh: Internet)

2.7. Ngăn ngừa các chứng bệnh đại tràng và tiểu đường

Chất xơ là một phần quan trọng để giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Thiếu đi chất xơ trong bữa ăn hàng ngày, bạn sẽ dễ mắc các bệnh như táo bón hay viêm đại tràng. Đây là những bệnh rất hay gặp, đặc biệt là ở những người cao tuổi.

Bổ sung đầy đủ chất xơ bằng việc ăn dâu tây sẽ giúp bạn phòng ngừa những bệnh về đường tiêu hóa trên. những bệnh nhân tiểu đường cũng có thể sử dụng dâu tây với liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ, bởi hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường của cơ thể.

2.8. Hỗ trợ giảm cân

Dâu tây được xếp vào loại thực phẩm ít calo và không có chất béo. lượng natri và đường có trong dâu tây cũng ở mức chấp nhận được, đồng nghĩa với việc bạn có thể ăn đủ khẩu phần dâu tây hàng ngày mà không phải lo tới việc cơ thể sẽ hấp thụ nhiều calo như khi ăn các món ăn vặt khác.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thay bữa sáng hoặc những lần ăn vặt của mình trong ngày bằng một cốc sinh tố dâu tây bổ dưỡng.

2.9. nâng cao sức khỏe tiền sinh sản

Vitamin b9 có trong dâu tây được cho là đặc biệt quan trọng trong thời kỳ đầu mang thai, với tác dụng giúp cho thai nhi phát triển toàn diện về não, hộp sọ và tủy sống. bổ sung đầy đủ lượng axit folic mà cơ thể cần thông qua việc dâu tây cũng là một cách hữu hiệu để giảm thiểu những rủi ro khi sinh sản.

3.Một số lưu ý khác

3.1.Tác dụng phụ của dâu tây

Với những công dụng trên, dâu tây thực sự là một loại trái cây xứng đáng có mặt trong khẩu phần ăn của bạn. tuy nhiên, bạn cũng nên sử dụng dâu tây một cách có khoa học và điều độ để đạt được hiệu quả cao nhất, cũng như tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.

Mặc dù mang nhiều lợi ích đối với sức khỏe, lượng đường trong các loại quả là tương đối cao. Trong trường hợp của dâu tây, con số này nằm ở mức 4.89mg cho khẩu phần ăn 100g.

Bên cạnh đó, theo như công bố của tổ chức công tác môi trường (environmental working group - ewg), dâu tây luôn nằm trong top đầu danh sách các loại thực phẩm có chứa tỉ lệ dư lượng chất bảo vệ thực vật cao nhất. chính vì lý do đó, tổ chức này cũng khuyến cáo người dân nên tìm mua và sử dụng các sản phẩm dâu tây hữu cơ để tránh gặp phải các rủi ro về sức khỏe.(1)

Ngoài những lưu ý chung về lượng đường cũng như dư lượng chất bảo vệ thực vật ra, thì việc sử dụng dâu tây có thể đem lại một số tác dụng phụ sau:

Đối với trẻ nhỏ và những ai mẫn cảm với phấn hoa hoặc táo, ăn dâu tây rất dễ gây dị ứng. các triệu chứng có thể gặp phải bao gồm ngứa hoặc rát miệng, đau đầu, nổi mẩn ở họng, lưỡi, môi, mặt và khó thở.

Hợp chất anthocyanin có trong dâu tây được cho là nguyên nhân gây ra những hiện tượng trên. các đối tượng bị dị ứng có thể chuyển sang ăn dâu tây trắng (hoặc không màu) để đảm bảo sức khỏe.

Việc ăn quá nhiều dâu tây có thể khiến cho lượng kali trong máu tăng đột biến, dẫn đến nôn mửa, khó thở và tim đập nhanh – đặc biệt là ở những người gặp phải các vấn đề về thận.

Bên cạnh đó, nhóm chất goitrogen có trong dâu tây có thể ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp – khiến cho các bệnh về tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn.(2)

3.2. Các đối tượng không nên sử dụng dâu tây

Chính vì những tác dụng phụ trên, những ai bị dị ứng với phấn hoa nên tránh việc sử dụng dâu tây đỏ, hoặc tìm cho mình các loại quả thay thế dâu tây cho bữa ăn hàng ngày.

Những ai mắc phải các bệnh lý về thận, dạ dày hay tuyến giáp nên lưu ý tới việc sử dụng dâu tây của bản thân, tốt nhất nên hạn chế liều lượng để tránh làm cho bệnh nghiêm trọng hơn.

Đối với các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, bệnh nhân trước hoặc đang trong quá trình phẫu thuật/điều trị Thu*c và những người có bệnh lý về máu việc sử dụng dâu tây phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của các bác sĩ và chuyên gia y tế.

4. cách sử dụng dâu tây trong các bữa ăn hàng ngày

Dâu tây tươi thường được sử dụng trong kem và các món tráng miệng. đối với các sản phẩm dâu tây đông lạnh hoặc sấy khô, nên kiểm tra thông tin về lượng đường trên bao bì để đảm bảo mức độ phù hợp với khẩu phần ăn của mình. nếu sử dụng các loại thạch hoặc mứt dâu tây, hãy đảm bảo rằng những sản phẩm này không có thêm chất làm ngọt hoặc làm đầy.

Một phần ăn dâu tây chứa tương đối ít calo, đồng nghĩa với việc bạn có thể thêm chúng vào các bữa ăn hàng ngày mà không phải lo nghĩ nhiều về việc bản thân đang sử dụng quá liều lượng cho phép.

Nên lưu ý rằng việc ăn dâu tây và uống nước ép từ dâu tây là hoàn toàn khác nhau. nước ép dâu tây vốn không có nhiều chất xơ, và sẽ không có tác dụng điều hòa đường huyết như ở dâu tây tươi.

Sau đây là một số cách mà bạn có thể thêm dâu tây vào khẩu phần ăn hàng ngày của gia đình:

Thái nhỏ dâu tây và thêm vào salad hoặc salsa


xay sinh tố dâu tây kết hợp với các loại trái cây khác


làm bánh mousse dâu tây tráng miệng


thêm các lát dâu tây thái nhỏ vào pizza, pancake cùng các loại bánh mì khác, hoặc thêm sirô dâu tây vào các món tráng miệng


Làm trà dâu tây lạnh, và trang trí với dâu tây

Với những công dụng trên, dâu tây hoàn toàn xứng đáng có mặt trong khẩu phần ăn của mọi nhà. với mùi thơm đặc trưng và hương vị độc đáo; sẽ không khó để nhận thấy những tín hiệu tích cực về sức khỏe khi ăn dâu tây, đặc biệt là khi sử dụng một cách khoa học và điều độ.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Link bài gốc Lấy link

https://phunuvietnam.vn/9-cong-dung-tuyet-voi-cua-dau-tay-doi-voi-suc-khoe-412021264171553923.htm

Theo Phụ nữ Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/9-cong-dung-tuyet-voi-cua-dau-tay-doi-voi-suc-khoe/20210427103101183)

Tin cùng nội dung

  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY