Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

9 nơi chứa đầy vi khuẩn tại văn phòng làm việc bạn cần cẩn thận

Nơi bạn làm việc hàng ngày tồn tại rất nhiều vi khuẩn. Ổ vi khuẩn tại văn phòng gây ảnh hưởng đến sức khỏe bạn không ít nên hãy làm vệ sinh sạch sẽ nhé.
    Bạn nghĩ rằng văn phòng làm việc của bạn được vệ sinh mỗi ngày nên rất sạch và an toàn?
    Bạn chưa bao giờ nghĩ đến việc vệ sinh bàn phím máy tính hay bàn làm việc của mình? Bài viết dưới đây là dành cho bạn!

Bạn đã bao giờ nghĩ rằng nơi chúng ta làm việc hàng ngày chứa đầy vi khuẩn? Sự thật là như vậy, ổ vi khuẩn tại văn phòng này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn vì vậy hãy chú ý và loại bỏ chúng ngay.

Hàng triệu người trên toàn thế giới dành hầu hết thời gian mỗi ngày để làm việc trong văn phòng, làm việc gần nhau, sử dụng một số dụng cụ và thiết bị cùng nhau mỗi ngày. Điều này dẫn đến những ổ vi khuẩn phát triển khắp nơi trong văn phòng và dẫn đến những mồng móng bệnh gây hại đến sức khoẻ. Vậy văn phòng làm việc của bạn “Sạch“ như thế nào?

Hãy cùng tìm hiểu ngay 9 nơi chứa đầy vi khuẩn tại văn phòng làm việc của bạn nhé!

1. Bình lấy nước

Gần 1/4 số lượng nút nhấn lấy nước tại văn phòng làm việc được xem là nguy cơ nghiêm trọng truyền dẫn các căn bệnh gây hại đến sức khoẻ.

2. Chuột máy tính và Bàn phím

Hầu hết các bàn phím máy tính tại văn phòng của bạn chứa số lượng vi khuẩn nhiều hơn trong nhà vệ sinh 70%. Hơn 70% là con số không nhỏ, bạn có thể hình dung mỗi ngày bạn dùng tay tiếp xúc trực tiếp với máy tính bao nhiều giờ là bấy nhiêu lần bạn bị truyền số lượng lớn vi khuẩn lên tay, và bạn dùng tay để đưa lên da, lên tóc, ăn uống… đây chính là con đường nhanh nhất gây bệnh mà bạn chưa bao giờ để ý. Hãy làm sạch bàn phiếm và chuột máy tính 2-3 lần/ tuần để đảm bảo vệ sinh.

3. Điện thoại cố định

Máy điện thoại tại văn phòng chứa khoảng 25,000 vi khuẩn trên mỗi 2,4 cm vuông. Việc sử dụng điện thoại có đinh nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn. Hãy vệ sinh tay cần điện thoại và lưu ý đừng chạm tay lên da mặt sau khi sử dụng điện thoại, rửa sạch tay sau khi sử dụng điện thoại cố định.

4. Bề mặt bàn họp

Vi rút cảm cúng và cảm lạnh có thể tồn tại trên 18 giờ trên các bề mặt cứng như bàn làm việc. Ngoài ra, vi khuẩn có khả năng sinh sôi lên đến 31% trên bề mặt không thường xuyên được tẩy độc.

5. Bàn làm việc

Ban làm việc tại văn phòng chứa nhiều hơn 400 loại vi khuẩn dơ bẩn trong chỗ ngồi toilet. Thanh để tay trên ghế của bạn chứa trung bình 10,000 vi khuẩn. Theo nghiên cứu, bàn làm việc của nữ có số lượng vi khuẩn nhiều hơn nam, vì phụ nữ thường có thói quen mang theo rất nhiều vật dụng trên bàn làm việc nên mang đến lượng vi khuẩn nhiều hơn.

6. Máy Photo

Mỗi lần sử dụng máy photo, một người trong văn phòng làm việc của bạn nhấn vào nút khởi động máy là đã mang đến rất nhiều vi khuẩn truyền qua cho bạn. Vì vậy đừng sờ tay lên mặt sau khi sử dụng các thiết bị này và rửa sạch tay sau khi sử dụng.

7. Khung cửa văn phòng

Tất cả các tay nắm hay ổ nắm cửa đều là nơi quy tụ rất nhiều vi khuẩn đây là “ ổ vi khuẩn “ lây lan nhanh nhất trong văn phòng của bạn. Hãy đảm bảo vệ sinh kĩ các tay nắm cửa, và luôn rửa sạch tay bạn nhé!

8. Ly đĩa để đồ ăn vặt

Hãy tránh xa những ly, tách và đĩa đồ ăn vặt dùng chung trong văn phòng vì đây là những vật dụng có rất nhiều động đến, tốt nhất hãy mang theo đồ ăn cho riêng mình.

9. Sách, tài liệu làm việc

Hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi biết sách và tài liệu trên bàn làm việc của bạn là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn. Tuy nhiên đây là sự thât, vi khuẩn, nấm mốc báo trên các rìa mép sách là nơi tích tụ mầm bệnh cho bạn, hãy vệ sinh lâu bụi trên các mép sách và phủ sạch tài liệu để lâu ngày trên bàn làm việc để có môi trường làm việc vệ sinh bạn nhé!

Hãy tránh xa và áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngay 9 ổ vi khuẩn tại văn phòng để bảo vệ sức khoẻ bản thân bạn nhé!

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Khỏe đẹp (http://www.khoedep.vn/9-noi-chua-day-vi-khuan-tai-van-phong-lam-viec-cua-ban/)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Mới đây đi khám, siêu âm, xét nghiệm máu và nội soi thì bác sĩ kết luận em bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Bệnh này có dễ lây cho người nhà?.
  • Bởi vì nhiễm HP không có biểu hiện lâm sàng nên bạn không thể biết người đang ngồi chung mâm với mình mang vi khuẩn HP trong người hay không.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • Em bi đau dạ dày và phải thường xuyên đến phòng khám tư để điều trị. BS ở đây tư vấn cho em nên đi kiểm tra lại và làm thổi bong bóng. Em không hiểu thổi bong bóng là gì và chi phí khoảng bao nhiêu nếu em đi khám tại BV ĐH Y Dược TP.HCM?
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY