Giữ vệ sinh cho là điều cần làm để đảm bảo sức khỏe cho trẻ, nhưng “thái quá” đôi khi dễ gây bất lợi. ví dụ, trường hợp người thân, bạn bè muốn bế bé nhưng mẹ bầu lại yêu cầu họ phải rửa sạch tay hoặc không cho phép tiếp xúc khi trẻ bị cảm cúm, ho. theo khuyến cáo của các chuyên gia nhi khoa thì nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi có hệ miễn dịch yếu nên đề phòng, giữ vệ sinh, tránh tiếp xúc đám đông người, không cho người lạ bế ẵm. tuy nhiên, cũng không nên “kiêng tuyệt đối” nhất là người thân trong gia đình hoặc bạn bè khỏe mạnh.
Từ lâu khoa học khuyến cáo nên cho bé bú mẹ càng sớm, càng lâu càng có lợi. Lý do, sữa không chỉ chứa nhiều dưỡng chất, tốt cho cả hệ miễn dịch cho bé và tốt cho cả mẹ bầu. Thời gian bú toàn thời gian ít nhất 6 tháng đầu đời, nếu có điều kiên kéo dài tới 24 tháng sau sinh. Ngoài cai sữa, nếu cho ăn dặm quá sớm cũng có thể gây bất lợi, ảnh hưởng không tốt đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Lâu ngày dẫn đến bị viêm ruột già, phát sinh ra rối loạn tiêu hóa.
Nhiều bậc cha mẹ thường chọn quần áo cho bé theo sở thích thời trang chủ quan của người lớn, phát sinh hiện tượng quá chật hay quá rộng, không hợp thời tiết. theo khuyến cáo, cơ thể còn non nớt nên chọn quần áo mềm và có tác dụng giúp cho cơ thể thoát khí. không nên vừa lòng cha mẹ mà làm cho bé khó chịu, thậm chí gây bệnh, nhất là khi thời tiết quá nóng hay quá lạnh.
Đây là lỗi ở các bậc cha mẹ. thường cho trẻ dùng những đồ chơi không hợp với độ tuổi hoặc có chứa chất độc hại, nhất là khi trẻ ngậm miệng, thậm chí có trường hợp nuốt vào bụng. nên chọn đồ chơi đơn giản phù hợp độ tuổi và có tác dụng làm tăng tính thông minh, loại bỏ đồ chơi có chứa chì và các hóa chất độc hại, thủ phạm gây phá hủy não, gây suy giảm trí nhớ của bé.
Rất nhiều mẹ bầu vô ý thường đặt bé nằm sấp khi ngủ, phía dưới kê đệm mềm. Đây là một sai lầm cần tránh vì làm tăng Hội chứng đột tử khi ngủ (SIDS) hoặc hội chứng ngừng thở do đường khí thở bị chèn ép.
Khi trẻ ngủ tốt không quấy khóc nhưng các mẹ bầu vẫn không cho trẻ uống nước, bởi cho rằng trẻ không quấy khóc nghĩa là không cần ăn uống. Theo khuyến cáo, nên cho trẻ ăn uống theo lịch ấn định và thường xuyên bổ sung nước cho trẻ. Nên có kinh nghiệm nhận biết khi nào thì trẻ no, nếu ướt tã 6 lần/ngày trong tuần sinh đầu tiên được xem là bình thường, ngược lại nếu ít hơn là có vấn đề, cần tư vấn bác sĩ để có phương án khắc phục.
Rất nhiều mẹ bầu khi trẻ bị ốm đã tự ý cho trẻ dùng Thu*c kháng sinh, thậm chí còn cho dùng liều cao để cho nhanh khỏi bệnh. theo khuyến cáo của giới y học thì Thu*c kháng sinh không phải là “thần dược” đối với trẻ nhỏ, nhất là khi chỉ dùng riêng một loại Thu*c này, nó không có tác dụng trị bệnh do virút gây ra như cúm, tiêu chảy, nôn ói hay viêm họng, nó chỉ có tác dụng đối với khuẩn streptococcus. ngoài ra dùng kháng sinh ở còn gây hại nhiều hơn lợi, nếu lạm dụng có thể gây tình trạng kháng Thu*c kháng sinh. vì lý do này khi trẻ ốm đau nhất thiết phải tư vấn và dùng Thu*c theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Như trên đã đề cập, ngoài việc cho trẻ dùng những đồ chơi không phù hợp độ tuổi, nhiều bà mẹ còn cho trẻ tiếp cận những vật dụng nguy hiểm dễ nuốt vào bụng, Thu*c chữa bệnh, Thu*c diệt chuột, diệt sâu bọ, thiết bị điện, điện tử hay bồn tắm, bể bơi... Để đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ, các gia đình cần để xa đồ vật, ngoài tầm với của trẻ, nhất là Thu*c chữa bệnh, các loại vật dụng nguy hiểm có liên quan đến điện, khí đốt, bếp gas, chỉ cho trẻ dùng những đồ chơi phù hợp và có sự theo dõi của người lớn.
Do điều kiện kinh tế khó khăn nhiều bà mẹ đã để con mới sinh ngủ một mình ở nhà rồi đi làm việc khác hay cho trẻ ngủ trong xe ô tô. Đây là thói quen nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của bé, nhất là trong gia đình nuôi các loại thú cưng và khí độc trong xe. Rủi ro thường thấy là trẻ bị ngã, chấn thương, thậm chí còn bị thú làm tổn thương, cắn hay ăn thịt. Vì lý do này, khi trẻ ngủ nhất thiết phải có người trông nom coi cẩn thận, không nên khóa cửa rồi đi làm việc khác.