Tin y tế hôm nay

Tin y tế

900.000 người Ch?t mỗi năm chỉ vì ngửi khói Thuốc lá

Thuốc lá hiện đang gây ra 7,1 triệu ca Tu vong mỗi năm trên thế giới, trong đó bao gồm 900.000 ca Tu vong gây ra bởi các bệnh do hút Thuốc lá thụ động. Các chuyên gia cho biết, nếu không có các giải pháp kịp thời để thực hiện hiệu quả Luật phòng, chống tác hại của Thuốc lá thì hệ lụy sẽ khôn lường.

Hút Thuốc lá nhiều tăng nguy cơ ung thư phổi

Tại buổi Tọa đàm khoa học: “Giải pháp nào để thực hiện hiệu quả Luật phòng, chống tác hại của Thuốc lá?” diễn ra ngày 26/4 tại Hà Nội do Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp Liên minh Phòng, chống các bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) tổ chức, BS. Nguyễn Phương Anh - Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, 90% trong số 660.000 ca được chẩn đoán ung thư phổi hàng năm trên thế giới là người hút Thuốc lá. Nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút Thuốc cao hơn gấp 10 lần so với những người không hút Thuốc. Mức độ tăng nguy cơ khác nhau tuỳ theo loại tế bào ung thư.

"Hút Thuốc lá là nguyên nhân của 75% các ca bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đây là căn bệnh thường gặp, đặc trưng bởi tắc nghẽn đường thở, tiến triển nặng dần, liên quan tới phản ứng viêm bất thường của phổi bởi các phần tử và khí độc hại.

Nếu nguy cơ bị Ch?t vì COPD ở người không hút Thuốc là 1 thì nguy cơ này tăng lên lần ở người nghiện nặng. Người hút Thuốc có tỷ lệ ung thư miệng cao gấp 27 và ung thư thanh quản cao gấp 12 lần người không hút Thuốc"- BS. Phương Anh cho hay.


Khói Thuốc lá gây nhiều bệnh tật ở người. Ảnh minh họa.

Theo bà Lê Thị Thu - Giám đốc Chương trình Phòng chống tác hại Thuốc lá, Tổ chức HealthBridge Canada tại Việt Nam cho biết: Khói Thuốc chứa hơn 7.000 chất hóa học và khoảng 69 chất gây ung thư. Hút Thuốc lá có thể gây ra nhiều bệnh ung thư và các bệnh mạn tính.

Đặc biệt, hút Thuốc thụ động có thể gây ra nhiều bệnh ở trẻ em (như: Khối u não, bệnh tai giữa, ung thư máu...) và nhiều bệnh ở người trưởng thành (như: Ung thư vú, ung thư phổi, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ, ung thư xoang mũi...).

Ngửi khói Thuốc cũng độc hại như người hút

Nhiều người cho rằng, ngửi khói Thuốc không độc hại cho sức khỏe như người hút Thuốc nhưng theo các chuyên gia đây là điều sai lầm. "Thuốc lá hiện đang gây ra 7,1 triệu ca Tu vong mỗi năm trên thế giới, trong đó bao gồm 900.000 ca Tu vong gây ra bởi các bệnh do hút Thuốc lá thụ động" - Bà Lê Thị Thu cho hay.

Đồng quan điểm, BS. Phương Anh thông tin: Người không hút Thuốc nhưng làm việc thường xuyên với trong môi trường có khói Thuốc có thể hít vào lượng khói Thuốc tương đương với việc hút 5 điếu Thuốc một ngày.

Ước tính hút Thuốc thụ động hàng năm gây ra 3.400 ca Tu vong vì ung thư phổi và từ 22.700 đến 69.700 ca Tu vong vì bệnh tim ở Mỹ (Cục Bảo vệ môi trường California).

Ở trẻ em, hút Thuốc thụ động gây viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, làm nặng thêm các triệu chứng hen và là một trong những nguyên nhân gây đột tử ở trẻ sơ sinh.


Các đại biểu chủ trì tọa đàm.

Theo các chuyên gia, trong những năm qua, Việt Nam đã nỗ lực thực hiện Công ước Khung về kiểm soát Thuốc lá (FCTC) và đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, đặc biệt là sự ra đời của Luật Phòng chống tác hại của Thuốc lá năm 2012. Luật Phòng chống tác hại Thuốc lá của Việt Nam đã nội luật hóa các nội dung mà Công ước đề cập nhằm giảm tỷ lệ sử dụng và tỷ lệ phơi nhiễm với khói Thuốc.

Tuy nhiên, sau một thời gian triển khai thực hiện Công ước quốc tế về kiểm soát Thuốc lá, bên cạnh những kết quả đạt được, đến nay một số điểm của Công ước chưa được thực hiện triệt để và khó đạt được những mục tiêu đã cam kết, đặc biệt là mục tiêu không để ngành công nghiệp Thuốc lá can thiệp vào quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về kiểm soát Thuốc lá và chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân có liên quan đến Thuốc lá…

Tại Việt Nam, đến nay, công tác phòng, chống tác hại của Thuốc lá đã đạt được những kết quả khích lệ như: Tỷ lệ hút Thuốc lá ở nam giới trưởng thành đã giảm; tỷ lệ sử dụng Thuốc lá ở thanh thiếu niên (từ 13 – 15 tuổi) cũng giảm, nhận thức của người dân về tác hại Thuốc lá được nâng cao...

Các chuyên gia tham gia tọa đàm cũng đã làm rõ nội dung cơ bản của Công ước khung về kiểm soát Thuốc lá; Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong thực thi Điều 5.3 - Công ước khung về kiểm soát Thuốc lá; những thành tựu, hạn chế, thách thức ở Việt Nam khi triển khai Công ước và Luật Phòng chống tác hại của Thuốc lá; các giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện Công ước Quốc tế về Kiểm soát Thuốc lá, cũng như các quy định của Luật Phòng, chống tác hại Thuốc lá…

Cũng tại Tọa đàm, các nhà khoa học và các nhà báo cũng chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của Thuốc lá đối với sức khỏe, xã hội, môi trường từ khi Luật Phòng, chống tác hại Thuốc lá ra đời. Trên cơ sở đó, đề xuất các kiến nghị, giải pháp góp phần tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân và cả xã hội về tác hại của việc hút Thuốc lá; khơi dậy thế hệ trẻ nói "không" với Thuốc lá; tuyên truyền việc thực hiện đúng các quy định của Luật Phòng chống tác hại của Thuốc lá và Công ước khung FCTC; cũng như tăng cường quản lý và phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc giám sát và xử lý các vi phạm về quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị của các công ty Thuốc lá trên báo chí...

Dương Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/900000-nguoi-chet-moi-nam-chi-vi-ngui-khoi-thuoc-la-n156515.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh ung thư hút thuốc lá

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Ung thư tụy là ung thư bắt nguồn từ tụy. Có nhiều loại ung thư tụy, tùy vào loại tế bào ung thư mà diễn tiến và triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Loại thường gặp nhất, chiếm trên 90%, là ung thư biểu mô ống tuyến tụy
  • Ung thư tuyến giáp không phải là một loại bệnh ung thư rất thường gặp. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau và mỗi loại có phương pháp điều trị khác nhau. Tiên lượng cho những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, nói chung, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt.
  • Ung thư phổi là nguyên nhân gây Tu vong do ung thư hàng đầu tại Hoa Kỳ ở cả nam và nữ. Số người ch*t vì ung thư phổi hàng năm nhiều hơn tổng số người ch*t vì ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và buồng trứng.
  • Ung thư vú là loại ung thư rất phổ biến ở phụ nữ. Việc chụp nhũ ảnh và thăm khám vú thường xuyên giúp phát hiện khối u sớm và giúp chữa trị hiệu quả.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY