Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ai là người đầu tiên phát minh ra khẩu trang y tế?

(MangYTe) - Năm 1619, một bác sĩ phương Tây đã phát minh ra khẩu trang y tế đầu tiên với mục đích phòng ngừa bệnh truyền nhiễm.

1. Ai là người đầu tiên phát minh ra khẩu trang y tế?

  • A. Archibald McIndoe

  • B. Charles de Lorme

    Theo Medical History, năm 1619, một bác sĩ phương Tây tên là Charles de Lorme đã phát minh ra khẩu trang y tế đầu tiên với mục đích phòng ngừa bệnh truyền nhiễm.

  • C. Florence Nightingale

2. Ông là người nước nào?

  • A. Anh

  • B. Đức

  • C. Pháp

    Charles de Lorme (1584-1678) là bác sĩ người Pháp, hành nghề ở một số vùng ở châu Âu trong thế kỷ 17. Ông đồng thời cũng là bác sĩ riêng của nhiều hoàng đế nước Pháp thời bấy giờ.

3. Chiếc khẩu trang y tế đầu tiên trên thế giới xuất hiện trong đại dịch nào?

  • A. Dịch hạch

    Theo Medical History, chiếc khẩu trang ý tế đầu tiên được chế tác nhằm ngăn chặn căn bệnh dịch hạch (căn bệnh không lây qua đường hô hấp) ở châu Âu lúc bấy giờ. Bác sĩ Charles de Lorme nhận thấy khá nhiều đồng nghiệp của ông bị lây nhiễm khi tham gia những ca mổ tử thi bệnh nhân ch*t vì dịch hạch. Do y học ngày ấy chưa phát triển, Charles de Lorme cho rằng chính mùi tử khí là nguyên nhân gây bệnh, cần phải cách ly cái mũi của bác sĩ khỏi tử khí. Sau nhiều ngày nghiên cứu, Charles de Lorme cho ra đời chiếc khẩu trang đầu tiên có hình dạng giống mỏ chim. Các bác sĩ bấy giờ đã đeo loại khẩu trang này, mặc áo đen kín mít, cố gắng cứu nhưng nạn nhân của bệnh dịch hạch.

  • B. Dịch tả

  • C. Dịch cúm

4. Bộ phận lọc của những chiếc khẩu trang đầu tiên này được cấu tạo từ chất liệu gì?

  • A. Bông tẩm nước và vải thô

  • B. Cồn và than hoạt tính

  • C. Rơm và thảo dược

    Phần mỏ của khẩu trang hình mỏ chim được nhét đầy rơm, thảo dược và tinh dầu. Người dân châu Âu tin rằng, những thứ này sẽ bảo vệ họ trước sự tấn công của tác nhân gây bệnh dịch hạch.

5. Sau này, chiếc khẩu trang y tế được cải tiến bởi các bác sĩ nước nào?

  • A. Người Mỹ

  • B. Người Tây Ban Nha

  • C. Cả 2 đáp án trên

    Chiếc khẩu trang ý tế theo thiết kế của Charles de Lorme có hình dạng như mỏ chim được may dính liền với áo choàng. Khi tiến hành phẫu thuật tử thi, bác sĩ đeo khẩu trang "mỏ chim" cùng cặp kính, gọng làm bằng đồng, mặc áo choàng dài tới gót chân, có mũ trùm kín đầu. Về sau, chiếc khẩu trang y tế ngày càng được cải tiến bởi các bác sĩ người Mỹ, Tây Ban Nha.

6. “Xúch xích trắng” là biệt danh của loại khẩu trang do nước nào phát minh?

  • A. Anh

    Theo Medical History, đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, các bác sĩ Anh chế ra loại khẩu trang chỉ che kín phần miệng. Nó gồm một cuộn băng vết thương, buộc túm 2 đầu, buộc dây vòng qua gáy, mọi người dù nhiễm bệnh hay không, mỗi khi ra đường đều phải đeo. Đó cũng là chiếc khẩu trang phổ thông đại chúng đầu tiên. Người Anh gọi nó là "xúc xích trắng". Đến đầu năm 1919, cả thế giới đều sử dụng loại khẩu trang này. Tuy nhiên, một thời gian ngắn sau, người ta nhận ra rằng hắt hơi cũng có thể phát tán mầm bệnh cúm Tây Ban Nha, chiếc khẩu trang chỉ che kín phần mũi ra đời.

  • B. Đức

  • C. Mỹ

7. Khẩu trang vải lần đầu ra đời từ cuộc chiến nào?

  • A. Chiến tranh thế giới thứ 1

  • B. Chiến tranh thế giới thứ 2

    Đến thập niên 1930 của thế kỷ 20, khi ngành nhựa phát triển, khẩu trang được làm bằng nhựa trong suốt. Ưu điểm của loại khẩu trang này là dễ dàng chùi rửa nhưng đeo vào khoảng 15 phút sẽ thấy khó thở vì quá kín. Ngoài ra, lớp nhựa mỏng, dễ bị biến dạng khi đeo, kết cấu khá nặng nề. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, khẩu trang tiến thêm một bước nữa, được may 4 lớp bằng 4 loại vải khác nhau, có phủ than hoạt tính để phòng ngừa bụi bẩn bom đạn, mùi tử thi. Năm 1947, vải không dệt ra đời, chiếc khẩu trang y tế có cấu tạo và hình dạng như ngày nay xuất hiện.

  • C. Chiến tranh Vùng Vịnh thứ 1

8. Không chỉ sử dụng để phòng bệnh, 100 năm trước, khẩu trang và mặt nạ còn được các nước châu Âu sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực nào?

  • A. Khai khoáng

  • B. Quân sự

    Vào chiến tranh thế giới thứ 1 diễn ra năm 1918 cũng là lần đầu vũ khí hóa học như khí clo và một số chất độc được đưa vào sử dụng. Điều này nhanh chóng gây ra sự kinh hoàng cho binh sĩ và tướng lĩnh cả hai bên. Những tổn thương do khí độc tàn phá cơ thể nhanh chóng và không thể đảo ngược được. Vì vậy, các quốc gia tham chiến đều đã cấp tốc sản xuất khẩu trang và mặt nạ phòng độc để trang bị lượng lớn cho quân đội của mình.

  • C. Cả 2 đáp án trên

9. Gần 100 năm trước, phương pháp phong tỏa xã hội và cách ly người bị bệnh tại châu Âu đã giúp chặn được đại dịch khủng khiếp nào?

  • A. Dịch cúm

    Năm 1918, Dịch cúm Tây Ban Nha hoành hành dữ dội tại Châu Âu, lây nhiễm cho 500 triệu người và khiến 50 triệu người khắp thế giới Tu vong. Chính đại dịch này đã khiến Chiến tranh thế giới thứ I phải kết thúc sớm, khi binh sĩ hai bên đều nhiễm bệnh với số lượng lớn. Các hành động phòng ngừa chính thức được thực hiện vào tháng 8/1918, bao gồm đóng của trường học, doanh trại, nhà hát,… Người dân được yêu cầu ở nguyên trong nhà và cách ly những người bị bệnh.

  • B. Dịch ho gà

  • C. Dịch sốt xuất huyết

10. Sự kiện ô nhiễm không khí, sương mù dày đặc cướp đi mạng sống hàng nghìn người diễn ra tại thành phố nào của Châu Âu vào thế kỉ XIX?

  • A. Berlin

  • B. London

    Vào thế kỉ XIX, hiện tượng sương mù do ô nhiễm khí đốt than đã gây ra cái ch*t của hàng nghìn người dân London, nước Anh. Đỉnh điểm vào tháng 12/1952, thời tiết đột ngột trở lạnh, người dân London đồng loạt sử dụng lò đốt than khiến tình hình càng tồi tệ hơn. Tầm nhìn gần như bằng không, trường học, doanh nghiệp, vận tải gần như ngưng trệ. Mọi người không thể ra đường nếu không sử dụng khẩu trang.

  • C. Paris

Kết quả: 0/10

Kim Dung

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/news-game/ai-la-nguoi-dau-tien-phat-minh-ra-khau-trang-y-te-169646.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY