Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ăn cay vừa ngon vừa kích thích vị giác nhưng có 8 kiểu người phải tuyệt đối tránh ăn nếu không muốn sớm đối mặt “tử thần”

Nhiều người thích ăn cay bởi nó kích thích vị giác, giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, dù ngon tới đâu thì riêng 8 nhóm người này tuyệt đối phải tránh vì rất dễ “rước họa vào thân”.

Ớt có lẽ là loại gia vị không thể thiếu trong mâm cơm người Việt. Dù hay ăn đến vậy nhưng ít ai biết rằng, ớt chứa nhiều dưỡng chất như vitamin E, A, K, B1, B2… và đặc biệt là vitamin C dồi dào giúp tăng cường sức khỏe cho người miễn dịch kém. "Nhỏ nhưng có võ" quả thực rất phù hợp khi mô tả công dụng của nó.

Tuy bổ dưỡng là thế nhưng không phải cứ ăn nhiều ớt là tốt. Theo các nhà khoa học của Đại học Pittburg (Mỹ), ăn cay ở mức độ vừa phải làm tiết adrenaline giúp cơ thể tiêu hóa và trao đổi chất tốt hơn, nhưng với riêng 8 nhóm người này thì chẳng khác gì "ăn Thu*c độc" vào người, có thèm ớt thế nào cũng phải tránh:

1. Người bị bệnh dạ dày

Nhóm người hay bị viêm loét dạ dày mãn tính hoặc người bị viêm thực quản cần phải tuyệt đối tránh ăn ớt. Vị cay của ớt có thể làm bỏng da nên sẽ gây hại cho niêm mạc dạ dày. Hơn thế nữa, ăn cay còn ảnh hưởng đến men tiêu hóa của dạ dày, gây khó tiêu và làm loét dạ dày trầm trọng.

Bên cạnh đó, ăn ớt khi mắc bệnh dạ dày còn làm tăng nhanh nhu động đường tiêu hóa, khiến bạn bị tiêu chảy và đau bụng quằn quại. Nếu muốn lành bệnh sớm thì trong quá trình điều trị cần tránh ăn ớt hết sức có thể.

2. Những người mắc bệnh thận

Người bị bệnh thận hãy cố gắng kiểm soát tốt chuyện ăn uống, đặc biệt là gia vị cay trong bữa ăn hàng ngày. Các bác sĩ cho biết, trong ớt có những nguyên tố mang vị cay như capsaicin khi ăn vào sẽ phải thông qua thận để thải ra ngoài. Từ đó sẽ khiến thận bị tổn thương và nặng nhất là thoái hóa chức năng thận.

3. Người có bệnh về mắt

Khi đang mắc phải những bệnh như viêm giác mạc, đau mắt đỏ, ngứa mắt hay nhiều vấn đề khác thì hãy hạn chế ăn ớt. Nếu lỡ ăn phải, chất cay trong ớt sẽ khiến vết ngứa khó chịu hơn và làm sưng mí mắt, nóng mắt và thậm chí là tăng nhãn áp.

4. Người mắc bệnh tim, não, cao huyết áp, bệnh phổi, viêm tuyến tụy

Trong ớt chứa các nhân tố khiến lượng máu trong quá trình tuần hoàn tăng cao và làm tim đập nhanh. Nếu xảy ra liên tục thì bệnh nhân sẽ dễ bị suy tim, thậm chí là Tu vong.

Ngoài ra, chất kích thích của ớt còn làm tăng dịch vị dạ dày, khiến túi gan co lại và làm cho dịch gan tiết ra khó hơn. Càng ăn ớt chừng nào thì bạn càng có nguy cơ mắc viêm túi gan và viêm tuyến tụy.

5. Phụ nữ có thai và mới sinh con

Chị em phụ nữ đang mang thai hoặc vừa "lâm bồn" cần hạn chế tối đa các món cay, dù có thèm đến thế nào đi nữa. Lúc này, cơ thể người mẹ rất yếu và đang trong quá trình hồi phục. Nếu ăn cay không những khiến cơ thể bị nóng mà còn làm ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày, đường ruột.

Ngoài ra, chứng táo bón của chị em đang mang thai cũng dễ nghiêm trọng hơn bởi kích thích từ các gia vị cay. Thai phụ nếu không đảm bảo sức khỏe sẽ gây những ảnh hưởng không tốt cho em bé.

6. Những người bị viêm da hoặc nhiều mụn

Ăn ớt nhiều không chỉ gây nóng trong người mà còn làm cho da bị viêm và nổi mụn nghiêm trọng. Với riêng phụ nữ có thai, ăn cay nhiều sẽ gây bệnh dị ứng cho con sau này, khi sinh ra sẽ khiến con bị rôm sảy và nóng nhiệt trong người.

7. Người vừa phẫu thuật xong

Những vết mổ sau khi phẫu thuật xong đều cần phải có thời gian để phục hồi. Nếu ăn ớt vào giai đoạn này, bạn đang vô tình khiến các vết thương lở loét và nóng rát hơn bình thường. Thế nên dù đang thèm ăn cay, bạn cũng chỉ nên tiêu thụ một lượng ớt vừa phải sau phẫu thuật để tránh những hậu quả không đáng có.

8. Bệnh nhân mắc bệnh trĩ

Không ngẫu nhiên mà mọi bác sĩ luôn khuyên bệnh nhân bị trĩ hãy hạn chế ăn ớt. Bởi các chất kích thích trong ớt gây tích nước trong tĩnh mạch có thể làm bệnh nặng thêm, thậm chí còn hình thành mủ trong hậu môn. Chưa kể ớt cay còn làm bạn đau rát mỗi khi đi ngoài, khiến bệnh lâu lành hơn.

Vậy ăn ớt thế nào mới lành mạnh?

- Không ăn quá nhiều ớt, mỗi ngày chỉ nên ăn từ 1 – 2 trái là đủ.

- Không ăn cay khi bụng đói.

- Trộn ớt với các loại gia vị khác như tỏi, măng, giấm để vừa ăn ít ớt hơn mà còn có sự kết hợp hài hòa với những món khác.

- Nên ăn món cay khi nguội, tránh ăn khi nóng sôi vì dễ gây hại cho dạ dày.

- Sau khi ăn cay, bạn nên ăn thêm sữa chua, sữa tươi, trà giải nhiệt hoặc trà thảo dược để làm dịu vị cay và bảo vệ dạ dày tốt hơn.

Theo QQ, Boldsky

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/an-cay-vua-ngon-vua-kich-thich-vi-giac-nhung-co-8-kieu-nguoi-phai-tuyet-doi-tranh-an-neu-khong-muon-som-doi-mat-tu-than-20200812120331341.chn)

Tin cùng nội dung

  • Mới đây đi khám, siêu âm, xét nghiệm máu và nội soi thì bác sĩ kết luận em bị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Bệnh này có dễ lây cho người nhà?.
  • Chứng nóng thượng vị và viêm loét hang vị phù nề có liên quan đến nhau không và có cách nào để trị dứt chứng nóng thượng vị không?
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
  • Khi bác sĩ nói “khả năng bị đau dạ dày”, chị Hải rất ngạc nhiên, bé mới chỉ ăn sữa, cháo, toàn đồ ăn mềm, làm sao đau dạ dày?
  • Mangyte ơi, em muốn làm xét nghiệm để biết mình có bị nhiễm vi trùng H.Pylori để ngừa loét dạ dày thì phải làm thế nào ạ? Cần có những xét nghiệm gì? Đến đâu để làm các xét nghiệm trên? Giá cả bao nhiêu? Em cảm ơn nhiều.
  • Tôi và bà xã cùng phát hiện viêm dạ dày và nhiễm HP nhưng điều trị nhiều toa kháng sinh mạnh, sao vẫn không khỏi. Nhờ Mangyte tư vấn làm sao để trị dứt điểm bệnh này? Chúng tôi nghe nói viêm dạ dày nhiễm HP dễ thành ung thư nên lo lắng lắm. Trân trọng cảm ơn. Trần Thành Bảo (Quận 10, TPHCM)
  • Theo Đông y, đau mắt đỏ chủ yếu do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên một diện rộng, hiệp với thấp nhiệt phối hợp với nhau mà gây bệnh. Biểu hiện của bệnh là lúc đầu thấy ngứa, cộm, chảy nước mắt, đây là lúc độc phong tà xâm nhập tại chỗ mà gây ra, sau đó nhanh chóng sưng là quá trình chính khí và tà khí giao tranh nên mắt đau, nhiều dử. Sau đây là một số bài Thu*c đơn giản trị bệnh này, bạn đọc có thể tham khảo áp dụng.
  • Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc cấp (nguyên nhân do virut là chủ yếu), có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, thường hay gặp vào mùa hè. Bệnh lây lan trong cộng đồng, tạo nên dịch viêm kết mạc cấp. Theo y học cổ truyền, đau mắt đỏ gọi là hồng nhãn, hỏa nhãn. Nguyên nhân do cảm nhiễm độc khí lưu hành trên diện rộng hiệp với thấp nhiệt gây nên. Dưới đây là bài Thuốc theo từng thể bệnh.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY