Hiểm họa lớn nhất có thể xóa sạch nhân loại hiện nay là một cuộc chiến nguyên tử. Theo thống kê của Federation of American Scientists hiện nay vẫn còn 22,600 vũ khí nguyên tử cất giữ quanh địa cầu, trong đó có 7,770 vũ khí đang hoạt động để các chính phủ ghìm vào nhau.
Tuy nhiên, giả sử như có hòa bình, nhân loại vẫn đang gặp nạn lớn: khí thải carbon hâm nóng bầu khí quyển địa cầu. Còn gọi là hiệu ứng nhà kính, đại nạn này sẽ làm dâng cao mực nước biển, làm tăng lụt lội, tan băng, khô nóng và dễ cháy rừng hơn, trong khi thời tiết biến đổi vô chừng. Trên phương diện cá nhân, ăn chaytrước tiên vì lòng từ bi, và cũng là cách đơn giản nhất để cứu môi trường địa cầu.
Trong tiếng Anh, người ăn chay chia làm hai nhóm chính. Người ăn chay được gọi là vegetarian là người không ăn các loại thịt, cá, gia cầm… tức là, các loại động vật. Còn người vegan vừa là vegetarian, vừa tránh sử dụngcác sản phẩm động vật và phó sản, như trứng, sữa, mật ong, da thú, mỹ phẩm và xà phòng từ sản phẩm động vật…
Một bài phân tích của Isabel Zubizarreta Otero trên báo The Shorthorn ngày 8/3/2017 ghi rằng trong một bản khảo sát 2016 của Vegetarian Resource Group, cho thấy hiện có 3.7 triệu dân Mỹ là vegan, tức là vừa ăn chay, vừa tránh sản phẩm động vật, và có 4.3 triệu người chỉ đơn giản ăn chay, tức là vegetarian.
Một cuộc nghiên cứu năm 2009 của cơ quan môi trường Netherlands Environmental Assessment Agency dự báo về quả hưởng hiệu ứng nhà kính nếu toàn bộ nhân loại ăn thịtít hơn, hay không ăn thịt tí nào. Nghiên cứu này nói, vào năm 2050, khí thải carbon liên hệtới ngành nông nghiệp sẽ giảm 17%, khí methane giảm 24%, khí nitrous oxie giảm 21%. Dĩ nhiên, đó là bài toán. Vì thực tế sẽ không bao giờ có chuyện toàn bộ nhân loại ăn chay.
Trước tiên là, nếu giảm ăn thịt bò, sẽ tiết kiệm được năng lượng và giảm lượng khí thải carbon dioxide. Để sản xuất 2.2 pounds (1 kilôgram) thịt bò sẽ cần năng lượng tương đương với thắp một ngọn đèn 100-watt trong gần 20 ngày, theo nghiên cứu của viện National Institute of Livestock and Grassland Science tại Nhật Bản.
Sản xuất thịt, như thế sẽ ảnh hưởng nhiều tới dân nghèo. Theo nghiên cứu của tổ chức Action Against Hunger, hiện nay 1/8 nhân loại không có đủ lương thực. Đa số bắp và mễ cốc sản xuất trên thế giới là để nuôi heo và bò. Nếu nhân loại ăn chay, số lượng bắp và mễ cốc đó sẽ nuôi được hàng trăm triệu người đói trên địa cầu.
Như thế, ăn chay sẽ trực tiếp cứu nhân loại và địa cầu trong nhiều cách. Trong khi đó một nghiên cứu khác cho thấy Phật tử Trung Quốc ăn chay và đang làm giảm rất nhiều lượng khí thải CO2.
Bản tin của Sam Littlefair trên tạp chí Lion’s Roar ngày 13/3/2017 ghi nhận tình hình Phật tử Trung Quốc đang rủ nhau ăn chay nhiều hơn, và hiện tượng này đang giúp cứu địa cầu.
Tính ra, Phật tử tại Trung Quốc đã làm giảm khoảng 40,000,000 tấn khí thải nhà kính mỗi năm bằng cách ăn chay. Con số này tương đương 9.2% tổng lượng khí thải hiệu ứng nhà kính của Pháp quốc.
Nghiên cứu thực hiện bởi Ampere A. Tseng, từ đại học Arizona State University, có tựa đề “Reduction of Greenhouse-Gas Emissions by Chinese Buddhists with Vegetarian Diets: A Quantitative Assessment” (Phật tử Trung Quốc ăn chay làm giảm khí thải nhà kính: Bản nghiên cứuđịnh lượng).
Kết quả nghiên cứu này in trên tạp chí Contemporary Buddhism. Nghiên cứu cũng cho thấy lợi ích về môi trường có thể khuyến khích thêm nhiều Phật tử ăn chay.
Viện nghiên cứu Roy Morgan Research nhận thấy rằng đang có đà tăng số lượng người ăn chay đông hơn tại Úc châu.
Nghiên cứu này phổ biến ngày 15/8/2016, ghi nhận rằng trong khoảng từ năm 2012 và 2016, số lượng người Úc thành niên hoặc ăn chay trường thuần túy, hoặc ăn gần như ăn chay đã tăng từ 1.7 triệu người (tức là 9.7% dân số Úc châu) tới gần 2.1 triệu người (tức là, 11.2% dân số).
Khuynh hướng ăn chay là trên toàn quốc, nhưng tập trung nhiều nhất là ở tiểu bang New South Wales, nơi có đà tăng 30% lượng người ăn chay.
Tính vào tháng 3/2016, có 12.4% cư dân sống tại NSW nói rằng “Thực phẩm tôi ăn là toàn bộ, hay gần như toàn bộ thức ăn chay.” Như thế là tăng từ 9.5% hồi năm 2012.
Cũng có mức tăng mạnh ở phía Tây Úc, với 10.9% người thành niên Tây Úc ăn chay tuyệt đối hay gần như ăn chay tuyệt đối (tăng từ 8.7% trong năm 2012), và tại Nam Úc là 10.4%, tăng từ 8.5%.
Nhưng khi tính tỷ lệ, vào năm 2012, Tasmania dẫn đầu Úc châu với tỷ lệ cao nhất ăn chay(12.7%, tăng từ 12.2%).
Khi tính về cấp thành phố, Sydney là thủ đô ăn chay Úc châu với tỷ lệ cư dân ăn toàn chay hay gần như chay lên tới 14.4% cư dân, kế tiếp là thành phố Hobart (13.3%) và rồi Melbourne (12.7%).
Viện Roy Morgan Research nói rằng nhiều ngườì Úc ăn chay vì lý do sức khỏe, và cũng vì muốn giảm cân. Điều đó cũng hợp lý, khi đếm Chỉ số Trọng lượng Thân thể (Body Mass Index) của họ.
Khoảng 60.7% người thành niên Úc châu có chỉ số này ở mức bị xem là mập phì hay nặng cân, con số này giảm chỉ còn 45.4% trong những người ăn toàn chay hay gần như toàn chay.
Có một huyền thoại rằng lực sĩ không nên ăn chay. Thực tế, bạn sẽ không ngờ răng có nhiều vận động viên Thế Vận là người ăn chay thường trực.
Lực sĩ chạy điền kinh Hoa Kỳ Carl Lewis là người ăn chay chế độ vegan (không cả sữa, trứng, cheese…). Anh có đỉnh cao sự nghiệp là các năm 1979 tới 1996, thắng 10 huy chương, trong đó có 9 huy chương vàng.
— Morgan Mitchell, lực sĩ chạy đại diện Úc châu. Trong các kỳ thi tại Úc, chị thắng 12 cuộc thi chạy. Khi trả lời lý do ăn chay, chị nói rằng lý do vì chị yêu thương thú vật.
— Lizzie Armitstead, nữ lực sĩ môn xe đạp Anh quốc, ăn chay từ thời thơ ấu. Thắng huy chương bạc trong Olympic Games 2012, hai lần thắng giải thi UCI Women’s Road World Cup, thắng toàn bộ trong 2 năm liên tiếp 2014-2015.
— Venus và Serena Williams. Hai chị em tay vợt Hoa Kỳ nhiều năm thắng nhiều giải tennis. Venus Williams 7 lần thắng giải Grand Slam và Serena Williams 22 lần thắng giải Grand Slam. Từ 2000 tới 2016, hai chị em thắng 12 giải đơn Wimbledon và cả hai thắng 4 huy chương vàng Thế vận Olympic Games. Năm 2002, sau giải French Open, hai chị em đứng hạng Số 1 và Số 2.
Dù sao đi nữa, chúng ta biết rằng không phải ai cũng có cơ duyên ăn chay, khi phải giao tiếp trong xã hội. Nhưng ít nhất, thói quen ăn chay có thể tập dần dần. Không chỉ cứu địa cầu, trước tiên là giữ sức khỏe và giữ lòng bình yên.
Chủ đề liên quan:
ẩm thực chay ăn chay ăn chay bảo vệ sức khỏe ăn chay để bảo vệ môi trường ăn chay để cứu trái đất Địa Cầu những nghiên cứu về ăn chay