(HNM) - Gạo lứt là loại gạo chỉ được xay sơ qua để loại bỏ vỏ trấu và vẫn giữ được lớp cám gạo bên ngoài. Chính vì vậy, hàm lượng chất xơ, chất đạm, tinh bột, chất béo, các nguyên tố vi lượng như magiê, sắt, canxi… cao hơn gạo trắng. Ngoài ra, trong gạo lứt có chứa rất nhiều anpha lipoic acid giúp giảm mỡ dự trữ, giảm béo thông qua tăng tự nhiên lượng glutation - một sản phẩm trung gian của insulin và liprin (hormone điều hòa trọng lượng cơ thể và mỡ dự trữ).
Theo các chuyên gia dinh dưỡng (viện dinh dưỡng quốc gia), gạo lứt rất tốt cho người cao tuổi và người bị bệnh đái tháo đường type 2. trước khi nấu, cần ngâm gạo lứt ít nhất 1-2 giờ để gạo mềm dẻo mà vẫn giữ được dưỡng chất. đong nước để nấu cơm với tỷ lệ nước và gạo là 2:1. tỷ lệ này dựa theo lượng gạo trước khi ngâm. sau khi ngâm, gạo hay bị nở nhiều nên nếu không dựa vào lượng gạo ban đầu, cơm sẽ bị nát. sau khi đã cho nước vào nồi, nên cho một ít muối vào cùng rồi nấu. khi cơm ở chế độ hâm nóng, đợi khoảng 15- 30 phút cho cơm chín mềm hãy ăn. người cao tuổi nên ăn gạo lứt toàn phần nhưng đã loại cám riêng, cho gạo mềm, dễ nhai.
Còn đối với người bị bệnh đái tháo đường type 2, trong bữa ăn không nên ăn quá nhiều cơm mà ăn nhiều rau củ, trái cây, các thực phẩm giàu protein… để tránh làm đường huyết tăng cao sau ăn. lượng cơm và tinh bột chỉ chiếm 1/4 lượng thức ăn. lưu ý, người bị bệnh đái tháo đường cần ăn đúng giờ và ăn đúng thứ tự: ăn các loại rau củ trước, sau đó là thức ăn rồi đến cơm.