Dinh dưỡng hôm nay

Carbonhydrat và sức khỏe của trẻ

Carbonhydrat, hay còn gọi là chất bột đường hoặc chất glucid, là một trong 3 nhóm chất cơ bản cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.
Đối với người lớn năng lượng do carbonhydrat cung cấp chiếm từ 60 - 65% tổng năng lượng của cơ thể, còn với trẻ em thì năng lượng do chất này cung cấp cũng phải từ 40 - 50% tùy theo từng lứa tuổi. Trẻ càng lớn nhu cầu về carbonhydrat càng cao và đến 12 tuổi thì ngang bằng người lớn.

- Cung cấp năng lượng một cách nhanh chóng cho cơ thể.

- Cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động thể chất.

- Cung cấp nguồn chất xơ, giúp thức ăn được hấp thu tốt hơn.

- Góp phần quan trọng cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

- Là chất dẫn xuất, đóng vai trò trong quá trình làm việc của hệ miễn dịch, sinh bệnh, đông máu và sự phát triển của cơ thể.

Có 2 loại carbonhydrat: đơn giản và phức tạp.

Carbonhydrat đơn giản hay còn gọi là monosarcarit (đường đơn); carbonhydrat phức tạp còn gọi là polysarcarit.

Carbonhydrat có trong tất cả mọi thứ chúng ta ăn hằng ngày như: bột, cơm, cháo, phở, bánh mì, ngô, khoai sắn, bánh kẹo, nước ngọt, trái cây, rượu, bia... Lượng carbohydrat mà chúng ta nạp vào hằng ngày thì số lượng lớn đó là tinh bột có trong gạo lúa mì và các loại thức ăn chế biến từ ngũ cốc.

sức khỏe?

Carbonhydrat tốt là một nguồn dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và hiển nhiên là quan trọng đối với cơ thể. Carbonhydrat đóng vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể và rất cần thiết cho sức khỏe của trẻ">sức khỏe của trẻ
vì hiện nay tỉ lệ trẻ bị thừa cân béo phì ngày càng gia tăng, nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều chất đường ngọt hấp thu nhanh. Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng thừa cân béo phì ngay từ nhỏ trẻ em cần được ăn uống hợp lý mà việc lựa chọn thực phẩm đóng một vai trò quan trọng. Các bà mẹ nên cho trẻ ăn các loại carbonhydrat trong các loại thực phẩm sau:

Gạo không xát trắng quá, các loại ngũ cốc nguyên hạt.

Hạt kê, bột yến mạch, hạt diêm mạch, bột kiều mạch.

Bột ngũ cốc và bánh mì đen.

Trái cây.

Rau.

Các loại đậu.

Các loại hạt.

Sữa ít chất béo và sữa bơ.

Sữa chua không đường.

sức khỏe?

Thức ăn carbonhydrat không tốt cho sức khỏe như: các loại đường tinh chế, bột mì trắng và gạo xát quá trắng, các loại tinh bột đã qua chế biến có thể làm trẻ dễ tăng cân vì chúng được tiêu hóa nhanh chóng, gây tăng lượng đường trong máu dẫn đến việc lưu trữ chất béo của cơ thể. Những loại thực phẩm này thường đã qua chế biến, chất dinh dưỡng bị mất đi phần nào, có chất bảo quản, hóa chất và phụ gia không tốt cho sức khỏe. Chúng làm tiêu hao năng lượng của cơ thể một cách nhanh chóng, sau đó khiến trẻ lại cảm thấy thèm ăn nhiều hơn. Trong khi đó thì loại carbonhydrat tốt bị đốt cháy chậm nên làm trẻ no lâu và giữ mức năng lượng trong cơ thể được ổn định hơn. Các loại thực phẩm này là nguyên nhân hàng đầu của bệnh béo phì cũng như: bệnh đái tháo đường týp 2 và bệnh tim. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trẻ không được đụng đến cơ thể chúng ta có thể tự điều chế và kiểm soát mức độ insulin, vì vậy nếu trẻ tiêu thụ một lượng tối thiểu thì vẫn an toàn.

Dưới đây là một số thực phẩm chế biến mà bạn nên hạn chế cho trẻ:

Bánh mì trắng và mì ống trắng.

Bánh quy và bánh ngọt.

Khoai tây chiên.

Đường ngũ cốc tinh luyện.

Rau câu và thạch.

Mứt.

Nước giải khát có đường và sô-đa.

Ăn quá ít: hiện nay những trẻ bị suy dinh dưỡng chủ yếu là thiếu năng lượng từ carbonhydrat chứ không thiếu protein như trước đây, hay gặp ở những trẻ biếng ăn chất bột ví dụ: không chịu ăn cháo, bột, cơm, mì… các bà mẹ lại cho rằng con lười ăn thì chọn thức ăn nhiều chất (chủ yếu là thức ăn chứa nhiều chất đạm: thịt, trứng, sữa…). Bữa ăn sáng có trẻ chỉ ăn 1 quả trứng và cốc sữa mà không ăn cơm, cháo, mì và rau quả, một bữa ăn như vậy không cân đối, trẻ ăn thừa chất đạm nhưng lại thiếu chất bột đường dẫn đến thiếu năng lượng và chậm lên cân. Ăn thiếu chất bột đường còn ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ nhất là trẻ lớn đã đi học. Một bữa ăn sáng thiếu năng lượng từ chất bột đường sẽ không tốt cho hoạt động trí não của trẻ, vì não là cơ quan đặc biệt chỉ sử dụng năng lượng từ chất bột đường (não sử dụng 20% tổng số đường bột của cơ thể). Vì vậy, một bữa ăn cân đối không thể thiếu được chất bột đường.

Ăn quá nhiều chất bột đường: ngược lại, có nhiều bà mẹ cho con ăn quá nhiều chất bột đường nhất là các loại đường hấp thu nhanh như: nước ngọt, bánh kẹo, lại là nguyên nhân dẫn đến thừa cân béo phì, một tình trạng bệnh lý ngày càng có xu hướng gia tăng. Khi carbonhydrat tinh chế được tích trữ quá nhiều, chúng sẽ nhanh chóng phóng thích lượng đường đáng kể vào trong máu gây ảnh hưởng đến hoạt động của insulin. Chúng là những nhân tố gây gia tăng mối hiểm họa cho hoạt động hệ tim mạch.

Mặt khác, ăn nhiều thức ăn hấp thu nhanh như: đường ngọt bánh kẹo trước các bữa ăn lại là nguyên nhân gây biếng ăn ở những trẻ đang bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, một chế độ ăn hợp lý cân bằng các chất dinh dưỡng cho cơ thể luôn là điều cần thiết giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh.

ThS.BS. LÊ THỊ HẢI

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-carbonhydrat-va-suc-khoe-cua-tre-11639.html)

Tin cùng nội dung

  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY