Nếu một lần ghé thăm hậu giang du khách có thể thưởng thức món bún gỏi già, nhìn sơ qua thì du khách có thể nhầm với món mắm bởi nguyên liệu chính cho món ăn này là mắm cá linh. bún gỏi già phải nấu chung với me mới cho ra vị chua chua ngọt ngọt ăn không ngán và điều đặc biệt là bún gỏi già phải ăn chung với tép thì mới thưởng thức trọn vẹn hương vị của tô bún. những con tép, tôm luộc đỏ au cùng với màu xanh bắt mắt của các loại rau ăn kèm như: rau muống bông chuối làm cho tô bún vừa đẹp mắt vừa ngon miệng.
Từ quốc lộ 61 đi thẳng xuống Cái Tắc (huyện Châu Thành A), bạn sẽ được thưởng thức món cháo lòng Cái Tắc hương vị độc đáo mà những ai một lần thử qua đều rất ấn tượng.
Cũng vẫn là tim, gan, phèo, phổi, gia vị, gạo nhưng mỗi quán ăn lại có cách nêm nếm khác nhau tạo nên sự hấp dẫn của món ăn này. Một tô cháo lòng thơm lừng, nóng hổi ăn kèm với rau đắng biển, bắp chuối, giá sống, chanh ớt tạo nên một bản hòa ca mùi vị mà du khách khó có thể cưỡng lại khi một lần dùng thử.
Đặc sản hậu giang này được chế biến ra rất nhiều món ăn ngon và hấp dẫn. đặc biệt, món cá ngát kho tộ là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của người dân vùng sông nước. theo kinh nghiệm du lịch hậu giang thì lẩu cá ngát là món ăn được du khách ưa thích nhất. vào những ngày mưa, ngồi thưởng thức nồi lẩu cá ngát nóng hổi, khói tỏa nghi ngút và ngắm nhìn khung cảnh sông nước thì thật không gì bằng.
Cứ mỗi độ tháng 9 âm lịch hàng năm, bà con lại ra đồng bắt cá. người thì đặt lọp, người thì đăng đớn, người tát mương cào bùn bắt chạch; ai ai cũng háo hức kiếm cho mình giỏ cá chạch béo mầm đầy bụng trứng về thưởng thức. cá chạch tự nhiên thịt thơm, chắc, dai và ngọt nên chế biến thành kho, nấu riêu hay làm khô rất ngon. kể cả những người có khẩu vị khó tính cũng dễ bị hớp hồn ngay từ lần đầu thưởng thức. đặc biệt, loài cá này rất giàu chất dinh dưỡng, nghe nói có thể bồi bổ khí huyết, chống lão hóa, tráng dương, kháng viêm, v.v đa công dụng. chính vì thế, khô cá chạch luôn được mọi người săn tìm mỗi khi chọn mua đặc sản hậu giang làm quà.
Ốc len còn được gọi là linh hoa vốn là loài ốc biển tự nhiên, chỉ có ở các rừng ngập mặn hay các bãi bồi ven biển. thường thì ốc len không quá to chỉ bằng ngón tay trỏ, có màu nâu xen lẫn vân trắng, thân xù xì. ốc len xào dừa là món ăn quen thuộc của người dân hậu giang, để làm món ăn này đúng điệu, đúng vị người hậu giang cũng khá tỉ mỉ chứ không hề đơn giản. vì phổ biến nên rất dễ để tìm được hàng bán ốc len xào dừa ở hậu giang nhưng tìm một cửa hàng ăn ngon, đúng điệu lại là việc khác. những cửa hàng này đều giữ kỹ bí quyết riêng của mình mà chỉ có người trong gia đình mới nắm được.
Đến hậu giang mà chưa ăn chả cá thác lác thì là một thiếu sót lớn. cá thác lác là một loại cá rất phổ biến ở hậu giang. người dân nơi đây luôn coi loại cá này là một đặc sản tự hào của tỉnh. vị ngọt thơm của cá đã tạo nên nhiều món món ăn đặc trưng của vùng sông nước cửu long. loại cá này được chế biến thành nhiều món như rút xương, chiên sả ớt, hoặc nướng sả ớt… ngon nổi tiếng nhất đó là chả.
Món chả cá thác lác hầu như ở khu vực nào cũng có nhưng từ khi món chả các thác lác ở hậu giang xuất hiện thì nó nghiễm nhiên trở thành biểu tượng của món ngon này. chả cá thác lác khá dễ làm nhưng để món này ngon thì phải lựa chọn cá thật tươi với các đặc điểm như mang màu đỏ tươi, thân cứng, thịt óng ánh. sau đó, cá được sơ chế sạch, bỏ xương, ướp với tỏi, tiêu, bột ngọt vừa ăn, rồi đem đi giã (giã bằng tay thì ngon hơn) cho tới khi thịt dẻo kết lại, có màu trắng phớt hồng là được, thêm chút thì là thái nhỏ. viên thành viên nhỏ vừa ăn rồi đem đi rán đến khi chả cá có màu vàng ươm, dậy thơm mùi cá là chín. món chả cá sẽ hấp dẫn hơn nếu ăn kèm với rau sống.
Nhắc đến đặc sản hậu giang thì không thể bỏ qua món bánh xèo bông điên điển. món ăn đặc trưng vào mùa nước nổi, bánh xèo có vị béo của dầu, vị bùi của bông điên điển, thêm chút mặn mà của thịt ba rọi đã thấm gia vị.
Cuộn chiếc bánh xèo trong lá xoài, đưa vào miệng bạn sẽ cảm nhận được độ giòn của bánh thấm đều cùng vị ngọt của thịt và vị chát của lá xoài cùng vị cay của chén mắm ớt. Khi thưởng thức, du khách sẽ ngạc nhiên với hương vị thơm ngon và hấp dẫn này.
Đọt choại là một loại rau thuộc họ dương xỉ, đầu lá uốn cong và thường xanh non mơn mởn, là nguyên liệu của rất nhiều món ăn ngon. Đọt chọai có thể xào, luộc chấm nước mắm, khi ăn nghe giòn giòn và vị ngọt ngọt, rất ngon, đậm đà hương vị miền quê dân dã.
Các sản phẩm từ khóm được người dân sáng tạo rất đa dạng, phong phú và có giá trị kinh tế như nước khóm ép, khóm sấy khô không tẩm đường, mứt, kẹo, rượu, nước giải khát có ga… Lá khóm được dùng để chế biến thành sợi, bột giấy. Còn bã khóm tưởng là thứ vứt đi cũng được dùng làm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc.
Khóm cầu đúc không chỉ nổi tiếng trong nước, mà còn được xuất khẩu ra các nước đông âu và nga. vùng khóm cầu đúc được sở văn hoá, thể thao và du lịch tỉnh hậu giang chọn là nơi để phát triển thành khu du lịch cộng đồng. dự kiến khi hoàn thành, nơi đây sẽ là điểm du lịch lý tưởng cho những ai thích khám phá và trải nghiệm.
Tên món ăn dễ làm người nghe liên tưởng đến mầm đá của trạng quỳnh. tuy không phải vậy nhưng sỏi mầm – đặc sản hậu giang – cũng có cách thưởng thức rất khác biệt. lần đầu tiên nhìn thấy cách bài trí món ăn hẳn ai cũng phải ngạc nhiên.
Bởi thay vì nồi niêu hay bếp, thì lại có 3 hoặc 4 viên sỏi được nung thật nóng đặt trên đĩa, xung quanh bày rau sống và cải bắp thái nhỏ, rau thơm, ớt tươi, còn thịt heo rừng ướp sẵn gia vị được bày riêng. Người ăn gắp thịt heo rừng mỏng dính để lên hòn sỏi đang nóng rẫy cho đến khi mùi thơm tỏa lan, vàng săn là đạt. Sau đó, gắp thịt từ trên sỏi cùng rau sống và chấm nước mắm chua ngọt rồi thưởng thức.
Cái ngon của sỏi mầm là tổng hợp từ cả vị thịt heo rừng dai thơm, ngọt, rau xanh mát, nước chấm đậm đà với sự thích thú của thực khách khi chờ đợi thịt chín trên sỏi, nghe tiếng thịt reo xèo xèo ngay trước mặt dù không có bếp. Một món ăn đặc biệt như thế này tất nhiên không nên bỏ qua khi thăm thú Hậu Giang.
Chủ đề liên quan:
ăn gì Ăn gì khi đến Hậu Giang đặc sản Hậu Giang đến Hậu giang ăn gì hậu giang món ngon Hậu Giang vùng đất