Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ăn nấm có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc ăn nấm và giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.

Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc ăn nấm và tuyến tiền liệt.

Nấm là một loại thực phẩm tương đối rẻ tiền và được tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới. Trong những năm gần đây, các nghiên cứu đã bắt đầu xác định khả năng chống lại bệnh tật tiềm tàng của nấm. Ví dụ, một đánh giá năm 2012 tuyên bố rằng một số hợp chất trong nấm có đặc tính chống ung thư, chống viêm và chống tiểu đường. Cụ thể hơn, các nghiên cứu trên cả tế bào nuôi cấy và mô hình động vật đã phát hiện ra rằng chất chiết xuất từ ​​một số loài nấm có thể làm chậm sự phát triển của khối u. Một nghiên cứu khác đã thử nghiệm nấm ở nam giới bị tái phát. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng đối với một số người tham gia, chiết xuất nấm làm giảm nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) - dấu ấn sinh học chính của - và tăng cường đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với bệnh ung thư.

Nghiên cứu gần đây nhất là nghiên cứu đầu tiên về mối quan hệ giữa tiêu thụ nấm và tỷ lệ mắc trong dân số. Để điều tra, các nhà nghiên cứu đã đã truy cập dữ liệu từ 36.499 đàn ông Nhật Bản trong độ tuổi từ 40 đến 79 tuổi. Họ theo dõi những cá nhân này trong khoảng thời gian trung bình là 13,2 năm.

Các nhà khoa học đã sử dụng bảng câu hỏi để nắm bắt thông tin về chế độ ăn uống, lịch sử y tế, mức độ hoạt động thể chất, tình trạng hút Thu*c, thói quen uống rượu, trình độ học vấn... Sau đó, họ chỉ định mỗi người tham gia vào một trong năm nhóm dựa trên mức tiêu thụ nấm của họ gồm: Nhóm hầu như không bao giờ ăn nấm (6,9% người tham gia); nhóm ăn một hoặc hai lần mỗi tháng (36,8%); nhóm ăn 1 hoặc 2 lần mỗi tuần (36%); nhóm ăn 3 hoặc 4 lần mỗi tuần (15,7%) và nhóm hầu như ăn mỗi ngày (4,6%). Trong thời gian theo dõi, có 1.204 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt, tương đương với 3,3% số người tham gia. Sau khi kiểm soát các biến gây nhiễu, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy một tác dụng có lợi đáng kể: So với những người ăn nấm ít hơn 1 lần một tuần, những người ăn nấm 1 hoặc 2 lần mỗi tuần có nguy cơ mắc thấp hơn 8%. Những người ăn nấm 3 lần trở lên mỗi tuần có nguy cơ thấp hơn 17%.

Tuy nhiên đây là nghiên cứu quan sát, nhưng theo các tác giả, tác dụng này có thể là do chất chống oxy hóa của chúng. Ví dụ, một số loại nấm có chứa L-ergothioneine và glutathione, cả hai đều là chất chống oxy hóa mạnh mẽ.

Ngọc Bích

(Theo MNT 9/2019)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/an-nam-co-the-lam-giam-nguy-co-ung-thu-tuyen-tien-liet-n163401.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư vùng đầu – cổ thường bắt nguồn từ lớp tế bào gai nằm lót trong bề mặt ẩm ướt ở vùng đầu cổ (ví dụ như trong miệng, mũi, họng), và thường phát triển thành ung thư biểu mô tế bào gai. Ung thư vùng đầu – cổ cũng có thể bắt nguồn từ các tuyến nước bọt, nhưng tương đối ít gặp. Các tuyến nước bọt chứa nhiều loại tế bào có thể ung thư hóa, vì vậy có nhiều dạng ung thư tuyến nước bọt khác nhau.
  • Khói Thuốc lá gây hại cho cả người hút lẫn không hút Thuốc.
  • Niềm vui và nụ cười nở nhiều hơn trên môi những bệnh nhi ung thư của viện Nhi Trung ương khi được nhận quà Tết từ tay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chiều ngày 6/2.
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Đông y chia bệnh này làm 3 loại: bàng quang tích nhiệt, bàng quang ứ trở, thận dương hư suy.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Tuyến tiền liệt nằm bao quanh phần trên cùng của niệu đạo. Khi tuyến tiền liệt khoẻ mạnh, không gây ra vấn đề gì, nhưng nếu rối loạn xảy ra trong tuyến tiền liệt, mô trong tuyến này sẽ phồng lên hoặc lớn lên gây chèn ép niệu đạo và ảnh hưởng đến khả năng tiểu tiện.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY