Khoa học hôm nay

Ảnh lạ: Trứng côn trùng dưới kính hiển vi

Để duy trì nòi giống, các loài côn trùng cũng tìm mọi cách để bảo vệ những quả trứng của mình. Dưới đây là những hình ảnh tuyệt đẹp của trứng các loài côn trùng nhìn dưới kính hiển vi. Ảnh trên National Geographic.

Những quả trứng trong các bức ảnh dưới đây có đường kính chỉ từ 0,7 đến 2 mm. các hình ảnh được thực hiện bằng một kính hiển vi điện tử quét, trong đó người ta sử dụng chùm tia điện tử để quét các bề mặt của các quả trứng. kết quả cho ra những hình ảnh đen trắng. sau đó, người ta tiến hành tô màu cho những hình ảnh này theo đúng màu sắc trong tự nhiên của chúng.

Đây là hình ảnh trứng của loài bướm Julia heliconian trên phần thân xoắn của cây Passiflora. Hầu hết những con bướm Julia heliconia đều đẻ trứng trên loài cây này để tránh sự tấn công của những con kiến đói.

Bọ xít thường đẻ trứng thành một khối. Các quả trứng không chỉ dính lấy nhau mà còn dính vào những chiếc lá mà cha mẹ chúng đẻ chúng lên. Những chiếc tua nhỏ chồi lên trên những quả trứng giống như những ống thở mà bạn nhìn thấy chính là cơ quan giúp húng hô hấp.

Trứng bướm cú mèo (Owl butterfly). Những hình hoa văn trên bề mặt trứng của loài bướm này trông giống như một sân bay. Ở tâm của quả trứng có một lỗ nhỏ, gọi là lỗ trứng (micropyle), có thểmở ra để tinh trùng xâm nhập vào bên trong trứng.

Những vết màu đỏ nổi lên trên bềmặt quả trứng báo hiệu trứng đã được thụ tinh. Bên trong quả trứng này chính là một con bướm Morpho xanh châu Mỹ. Đây là loài bướm có kích thước lớn nhất thế giới được biết tới. Chiều dài cánh của nó có thể dài từ 13-20cm.

Người ta rất ít khi bắt gặp loài bướm Adonis xanh bởi vì chúng rất cẩn thận và khó tính. Loài bướm Adonis xanh chỉ đẻ trứng trên một loài cây lâu năm của Châu Âu. Điều quan trọng hơn chính là chúng thường tìm những lá cây đã bị thỏ ăn rồi mới chịu đậu xuống.

Trứng Lacewing đỏ. Hình hoa văn ở giữa quả trứng chính là lỗ trứng, nơi tinh trùng sẽ xâm nhập vào bên trong. Trên cánh của loài bướm Lacewing đỏ này cũng có một hoa văn giống hệt như vậy.

Loài bướm có cái tên rất xấu Dingy skipper thường đẻ trứng trên cây đậu chân chim. Đây là loài bướm rất phổ biến ở châu Âu và một số khu vực của châu Á. Cũng giống như tên gọi của mình, loài bướm này không hề nổi tiếng vì dáng vẻ bề ngoài của nó.

Trứng bướm trắng lớn đẻ thành đám bên dưới lá bắp cải.

Màu vàng cam của loài trứng Zebra longwing giống như cảnh báo những kẻ săn mồi: “Ngươi có dám ăn ta không?”. Trong trứng của loài bướm này có chứa chất xyanua và các độc tố gây hại cho đường tiêu hóa khác mà những con bướm trưởng thành hấp thụ độc tố của các loài thực vật mà chúng ăn.

1

Theo Nam Phong/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/anh-la-trung-con-trung-duoi-kinh-hien-vi-56955.html

Theo Nam Phong/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/anh-la-trung-con-trung-duoi-kinh-hien-vi/20210209092458248)

Tin cùng nội dung

  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Cùng ngắm nhìn những loại trái cây, rau củ mà ta vẫn ăn hàng ngày dưới một góc nhìn được phóng đại gấp hàng trăm nghìn lần.
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY