Triệu chứng qua các giai đoạn mang thai hôm nay

Triệu chứng qua các giai đoạn mang thai

Bà bầu ăn chôm chôm có an toàn?

Quả chôm chôm là nguồn thực phẩm cung cấp sắt tuyệt vời cho mẹ bầu.

ba bau an chom chom co an toan? - 1

Chôm chôm là loại trái cây phổ biến ở Đông Nam Á, là nguồn giàu các loại vitamin và cung cấp năng lượng cần thiết cho các bà mẹ mang bầu.

Chúng ta đều biết những loại trái cây như táo, chuối, cam, xoài, đu đủ chín… rất có lợi cho thai kỳ. tuy nhiên khi nói đến quả chôm chôm – loại trái cây phổ biến vào mùa hè – nhiều người lại cho rằng trái cây này không tốt, đặc biệt là với mẹ bầu.

Trên thực tế, liệu bà bầu ăn chôm chôm có an toàn không? và cách ăn uống thế nào để hưởng những lợi ích của loại trái cây này.

Chôm chôm là loại trái cây phổ biến ở đông nam á, là nguồn giàu các loại vitamin và cung cấp năng lượng cần thiết cho các bà mẹ mang bầu. với câu hỏi: “bà bầu ăn chôm chôm có an toàn?”, câu trả lời là: chôm chôm không hề gây bất cứ tác dụng phụ nào cho mẹ bầu khi ăn, ngược lại còn cung cấp nguồn dinh dưỡng thiết yêu. tuy nhiên có một số lưu ý khi mẹ bầu ăn chôm chôm để được an toàn nhất:

- tránh ăn chôm chôm quá chín: trái chôm chôm quá chín có chứa nồng độ cồn cao, không an toàn cho mẹ và bé.

- hạn chế ăn nếu mẹ có lượng đường trong máu cao: quả chôm chôm chín có lượng đường cao vì vậy nếu mẹ bịt iểu đường thai kỳ hoặc có lượng đường trong máu cao thì nên hạn chế ăn chôm chôm.

- Không ăn quá nhiều: Với bất cứ loại thực phẩm nào, mẹ bầu nên ăn điều độ, không ăn quá nhiều một lúc sẽ không tốt cho thai kỳ.

ba bau an chom chom co an toan? - 2

Mẹ bầu nên tránh ăn những quả chôm chôm quá chín. (ảnh minh họa)

Lợi ích của quả chôm chôm với mẹ bầu

Ngoài những lưu ý trên, mẹ bầu ăn quả chôm chôm sẽ được hưởng những lợi ích tốt cho sức khỏe như:

Giúp giảm buồn nôn, chóng mặt

Mẹ mang thai đặc biệt thời gian đầu hay bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. mặc dù đây là triệu chứng phổ biến nhưng sẽ khiến mẹ bầu không thoải mái. có một cách để giải quyết vấn đề này đó là thưởng thức một trái chôm chôm. hương vị ngọt ngào của loại quả này sẽ giúp mẹ bầu giảm buồn nôn và chóng mặt hiệu quả.

Bài liên quan:

6 loại trái cây phổ biến mùa hè có lợi cho bà bầu

Chanh leo: Trái cây giúp mẹ bầu khỏe, đẹp hơn

Vú sữa - trái cây cực tốt với mẹ bầu!

Cung cấp sắt

Quả chôm chôm cũng là nguồn cung cấp sắt tuyệt vời cho mẹ bầu. sắt giúp chị em chống mệt mỏi, chóng mặt và làm tăng nống độ hemoglobin trong cơ thể mẹ.

Tốt cho tiêu hóa

Không chỉ giúp chống lại các bệnh thông thường như cảm lạnh, sốt, nhức đầu, cảm cúm…, mẹ ăn chôm chôm còn có lợi cho hệ tiêu hóa. một trái chôm chôm giúp cung cấp 4,3% nhu cầu phốt pho cơ thể cần. ngoài ra, loại quả này cũng ngăn ngừa chứng táo bón và tiêu chảy.

Giàu vitamin E

Lượng vitamin e trong quả chôm chôm rất có lợi cho làn da mẹ bầu, giảm chứng ngứa da và phòng ngừa rạn da hiệu quả.

Điều chỉnh huyết áp

Thêm một tác dụng nữa của quả chôm chôm là giúp kiểm soát huyết áp - vấn đề phổ biến của mẹ bầu trong thai kỳ. ăn trái chôm chôm cũng giúp giảm chứng sưng phù ở chân tay cho mẹ bầu.

Theo Nguyệt Minh (Theo Mom) (Khám Phá)

Mạng Y Tế
Nguồn: EVA (https://eva.vn/ba-bau/ba-bau-an-chom-chom-co-an-toan-c85a270573.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY