Người phụ nữ khi mang thai thường lo lắng về ăn uống sao cho đủ chất để nuôi dưỡng thai nhi. Nhưng nếu cố ăn vì nghĩ rằng “một người ăn cho hai người”, thì sau 3 tháng có người đã bị béo phì, tăng cân quá nhiều. Điều đó gây những rủi ro cho đứa con tương lai.
Các nghiên cứu cho thấy rằng những rủi ro do ăn nhiều khi mang thai, dẫn đến trẻ em không chỉ trong năm đầu, mà cả những năm sau có nhiều khả năng bị rối loạn sự chú ý, chỉ số IQ dưới trung bình, rối loạn tiêu hoá và rối loạn tâm thần.
|
Bà bầu ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng tới trí thông minh của trẻ. Ảnh minh hoạ.
|
|
BMI là chỉ số xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị thừa cân, béo phì hay gầy quá (BMI đo bằng trọng lượng chia cho bình phương chiều cao. Nếu nhỏ hơn 18,5 là gầy; từ 18,5 – 25 là chuẩn; lớn hơn 30 là béo; lớn hơn 40 là rất béo).
Một nghiên cứu ở Thụy Điển cho thấy trẻ em sinh ra từ các bà mẹ thừa cân có nhiều khả năng bị tình trạng thiếu chú ý. Trong khi những phát hiện từ Nhật Bản tìm thấy mỗi điểm chỉ số BMI tăng thêm trong kỳ đầu mang thai tăng nguy cơ bị tâm thần phân liệt khi trưởng thành lên tới 24%.
Một nghiên cứu khác tại Úc cho thấy nguy cơ rối loạn tiêu hoá ở trẻ tăng 11% cho mỗi điểm chỉ số BMI tăng thêm của các bà mẹ trong thời tian mang thai.
Nguyên nhân của những hiện tượng đó còn chưa rõ ràng, nhưng có thể là do các thay đổi trong hệ tim mạch và nội tiết tốổư người phụ nữ có bầu khi trọng lượng dư thừa.
Nói chung.người ta thấy khi mang thai, người mẹ chỉ cần ăn hơn 200 calo mỗi ngày trong 3 tháng cuối cùng là đủ.
Theo Nguyễn An/Vietnamnet
Link bài gốc Lấy link
https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/ba-bau-an-nhieu-con-kem-thong-minh-28789.html
Theo Nguyễn An/Vietnamnet