Cây thuốc quanh ta hôm nay

Bả dột, cây Thuốc cầm máu

Lá có vị đắng, mùi thơm nhẹ, Cây có tác dụng cầm máu tại chỗ, làm ra mồ hôi, tiêu sưng, giảm đau, Với liều nhỏ cây có tác dụng kích thích và bổ đắng

Bả dột hay Ba dót, Cà Dót - Eupatorium triplinerve Vahl, thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả

Cây thảo mọc thành bụi dày, thân cao 40-50cm. Thân và gân chính của lá màu đỏ tía. Lá mọc đối, hình mác, gốc và chóp thuôn, mép nguyên, có gân giữa to với 2 cặp gân phụ, không lông. Cụm hoa thưa hình ngù, ở ngọn thân và nách lá gồm nhiều hoa đầu màu hồng, có bao chung gồm 2 - 3 hàng lá bắc, bên trong có 15 - 20 hoa. Quả bế có 5 bướu, dài 2mm, có lông màu trắng dễ rụng.

Cây ra hoa tháng 2 - 3, có quả tháng 3 - 4.

Bộ phận dùng

Toàn thân chưa có hoa - Herba Eupatorii.

Nơi sống và thu hái

Cây có nguồn gốc Mỹ châu nhiệt đới, được nhập trồng và nay trở thành cây hoang dại ở Á châu nhiệt đới. Có thể trồng bằng cành hoặc bằng hạt.

Thu hái cây vào mùa hạ, đem phơi khô.

Thành phần hoá học

Cây chứa tinh dầu và hai hoạt chất đắng và ayapanin và ayapin.

Tính vị, tác dụng

Lá có vị đắng, mùi thơm nhẹ. Cây có tác dụng cầm máu tại chỗ, làm ra mồ hôi, tiêu sưng, giảm đau. Với liều nhỏ cây có tác dụng kích thích và bổ đắng. Với liều cao, có tác dụng nhuận tràng và xổ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Nhân dân nhiều vùng nhiệt đới dùng cành lá nấu nước uống thay trà sau bữa ăn. Nó vừa có thể tiêu sưng tiêu viêm, lại trị được cảm sốt, chấn thương, mụn nhọt. Nếu phối hợp với Dầu giun, có thể làm nước uống trục giun. Còn làm giảm đau bụng kinh. Nếu phối hợp với Mía dò sắc uống sẽ làm xổ nhau nhanh. Dịch lá tươi giã ra dùng bôi vết thương cầm máu và các vết loét. Còn dùng uống trong và lấy bã đắp ngoài trị rắn cắn.

Thường dùng hàng ngày 10 - 15 g sắc uống. Để cầm máu, dùng dịch lá để uống sống hoặc giã lá tươi đắp vào vết thương.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/ba-dot-cay-thuoc-cam-mau/)

Tin cùng nội dung

  • Tầm xuân là loại cây dây leo thường được dùng làm cây cảnh sân vườn, trang trí trên ban công, hiên nhà, trên hàng rào.
  • Khi bị vết thương nhẹ, nông có chảy máu, trước hết cần nâng cao phần bị thương lên, dùng một khăn sạch hoặc dùng tay (nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương,
  • Khi bị thương và chảy máu, bạn đừng quá hoảng hốt mà hãy bình tĩnh để xử trí. Việc đầu tiên cần làm là phải cẩm máu. Theo BS. Ninh Hồng, cầm máu trong sơ cấp cứu là rất quan trọng tránh tình trạng choáng ngất thậm chí có thể Tu vong do mất máu. Cần trang bị những kiến thức sau để biết cầm máu
  • Các chuyên gia đã “khoanh vùng” 68 khu vực gien gắn liền với sự hình thành tiểu cầu và mở ra phương pháp chẩn đoán, điều trị chứng rối loạn xuất huyết.
  • Trong cuộc sống, chúng ta khó tránh khỏi lúc bị va quệt hay bị dao cứa vào làm bị thương, chảy máu. Một vài cách sơ cứu đơn giản giúp bạn nhanh chóng giảm đau và cầm máu hiệu quả.
  • Cầm máu tạm thời là một kỹ năng xử trí cấp cứu rất quan trọng và cần thiết để cứu sống nạn nhân và hạn chế những biến chứng của vết thương.
  • Cầm máu phải thực hiện đúng nguyên tắc, đúng kỹ thuật thì mới bảo tồn được chi thể và tính mạng người bị thương.
  • Ga-rô là biện pháp cầm máu để giúp máu ngừng lưu thông. Nếu thực hiện không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử, phải cắt bỏ.
  • (Mangyte) - Đây là một trong những kỹ năng cấp cứu cơ bản mà bất cứ ai cũng cần nắm vững.
  • Lá trắc bá còn gọi trắc bá diệp, tên khoa học là trắc bách. Cây trắc bách cho ta 2 vị Thu*c: trắc bách diệp và bá tử nhân. Theo Đông y, lá trắc bá vị đắng chát, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can và đại tràng. Có tác dụng lương huyết, cầm máu, tiêu độc, còn có tác dụng chữa đàm thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY