Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bà mẹ tưởng chàm hóa bệnh tay chân miệng

TP HCM-Người phụ nữ 32 tuổi ở quận Tân Bình, xuất hiện các thương tổn trên da, nghĩ mình bị chàm.

Tiến sĩ lê thái vân thanh, trưởng khoa da liễu - thẩm mỹ da, bệnh viện đại học y dược tp hcm, ngày 9/11 cho biết bệnh nhân xuất hiện các bóng nước ở lòng bàn tay bàn chân, khoeo tay chân, nếp gấp của da nên rất dễ bị nhầm với bệnh chàm và bệnh viêm da tiếp xúc.

Bệnh nhân đang chăm con 9 tháng tuổi mắc bệnh tay chân miệng tại bệnh viện nhi đồng 1. bác sĩ nghi ngờ cô bị lây bệnh của con. xét nghiệm cho thấy đây là trường hợp lây nhiễm tay chân miệng hy hữu ở người lớn.

Các tổn thương do tay chân miệng của bệnh nhân xuất hiện ở khoeo tay, nếp gấp da nên rất dễ nhầm với bệnh chàm. ảnh do bác sĩ cung cấp.

Bác sĩ trương hữu khanh, trưởng khoa nhiễm - thần kinh, bệnh viện nhi đồng 1, cho biết ông chưa từng gặp bệnh nhi tay chân miệng nào lây nhiễm cho phụ huynh. tay chân miệng vốn được coi là bệnh trẻ em. "phụ nữ mang thai cũng có thể mắc bệnh vì đề kháng yếu, nhưng ở người bình thường là rất hiếm gặp", bác sĩ khanh chia sẻ.

Theo bác sĩ vân thanh, người lớn mắc bệnh tay chân miệng là nguồn lây rất nguy hiểm do chủ quan bệnh nhẹ và thường tiếp xúc, chăm sóc các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ. các dấu hiệu tay chân miệng ở người lớn có thể bị nhầm lẫn với một số vấn đề da liễu thường gặp như viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da côn trùng, chàm...

Biểu hiện bệnh tay chân miệng ở người lớn đa số nhẹ, thường tự khỏi sau một vài tuần. trước đây, một ông bố 30 tuổi ở tp hcm cũng phát hiện tay chân miệng sau khi con khỏi bệnh một tuần.

Từ đầu tháng 10, số ca tay chân miệng điều trị tại các bệnh viện nhi ở tp hcm bắt đầu tăng.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/ba-me-tuong-cham-hoa-benh-tay-chan-mieng-4189051.html)

Tin cùng nội dung

  • TP.HCM thêm 2 em bé ch*t do bệnh tay chân miệng, đưa số trẻ Tu vong vì bệnh này từ đầu năm đến nay lên số 9.
  • Từ ngày 13/5, Sở Y TP.HCM tế sẽ phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức 6 đoàn kiểm tra công tác vệ sinh phòng, chống dịch bệnh tại các trường mầm non.
  • Trong tháng 4, TP.HCM đã có 6 trẻ Tu vong do mắc tay chân miệng. Vậy làm cách nào để phòng và phát hiện sớm bệnh này?
  • (Mangyte) - Trong tháng 4, TP.HCM có gần 600 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, tiếp tục có thêm 3 trẻ Tu vong.
  • Từ đầu năm đến nay tại TPHCM có 3 trường hợp Tu vong do bệnh tay chân miệng. Bệnh tấn công vào nhiều trường học khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY