Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Bài 2: Săn khoảnh khắc cần lắm công phu

Phan Trung Thành: Người nặng lòng với nghề báo

Bài liên quan

Bài 1: Phóng viên ảnh - luôn coi khó khăn như là một người bạn

Phóng viên ảnh là phải dấn thân, lăn xả?


Không phải cứ đến sự kiện, cầm máy chụp để có ảnh, một bức ảnh báo chí cần chứa đựng các yếu tố mang tính thông tin và phải “bắt mắt”. Đặc biệt với xu thế đọc lướt, xem lướt đòi hỏi ảnh báo chí phải thể hiện vai trò không thể thiếu, cho tin tức sự kiện đó. Nhiều cơ quan báo chí đã tách biệt phóng viên viết và phóng viên ảnh là vì lý do đó.

Báo ảnh ngày nay cần phải làm gì để thay đổi theo hướng tích cực hiệu quả, đối phó với mạng xã hội đang lên ngôi, đó là câu hỏi luôn hiện hữu đối với nhiều phóng viên hiện nay. Đặc thù nhất của phóng viên ảnh là sự dấn thân, thậm chí là liều lĩnh, khác với những phóng viên làm tin tức có thể ngồi một chỗ để gọi điện phỏng vấn, xin ý kiến bổ sung cho bài viết.

Phóng viên ảnh phải có mặt trực tiếp, tiếp xúc với hiện trường, nên có sự nguy hiểm nhất định để có bức ảnh chân thật, khách quan…có như vậy độc giả mới cảm nhận được sự kiện khách quan, chân thật nhất.

Phóng viên Phi Hùng, báo điện tử Kiến thức cho biết: “Nếu như là phóng viên ảnh bạn đang điều tra một vấn đề gì đó mang tính độc quyền thì buộc bạn phải một mình dấn thân vào. Đầu tiên bạn cần quan sát, hiểu thực địa ở khu vực đó sau đó tìm chỗ đứng để dễ dàng quan sát được nhân vật sự kiện mình đang hướng tới.  Mỗi một phóng sự, chùm ảnh điều tra đều có những độ nguy hiểm nhất định.

Mỗi lần đi chụp ảnh là mỗi lẫn sáng tạo, như phóng viên Phi Hùng chia sẻ rằng, có một số trường hợp anh phải hỏi xin ý kiến nhà dân lên trên tầng thượng nhà để có vị trí thích hợp nhất tác nghiệp, mọi việc cũng cần đòi hỏi khôn khéo và linh hoạt, dám nghĩ dám làm.

Có nhiều trường hợp không có nhà cửa gì thì lựa chọn là cây cao, cột điện để trèo lên chụp. Khó nhất vẫn là chụp chính khách "Có lần tôi leo lên nóc tòa nhà 47 tầng, chờ nửa ngày chỉ để chụp một vài tấm ảnh xe chính khách đi qua. Hay khi chụp một số nguyên thủ quốc gia nói chuyện cũng cần chú ý để “săn” được khoảnh khắc thể hiện thần thái, khí chất của một nguyên thủ -  điều này cũng không dễ dàng” , Phi Hùng cho biết thêm.

Cũng chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp, phóng viên Nguyễn Khánh báo Tuổi Trẻ cho biết: Ngoài việc giữ vững tinh thần xông pha đến sự kiện, khi bước vào sự kiện bạn phải là người biết đánh giá và biết phán đoán vấn đề, trong hàng chục con người trước mắt bạn, bạn phải biết ai là nhân vật chính và hãy luôn hướng ống kính vào họ và phải thực sự tập trung, hãy sẵn sàng bỏ qua những gì ít quan trọng hơn".

Dấn thân không đủ, quan trọng hơn là nắm vững các kỹ năng

Nghề phóng viên ảnh giống như bao lĩnh vực khác, công tác đào tạo đánh giá là khâu mở đầu, tạo tiền đề để bước vào nghề. Trong quá trình học tập, nếu nghiêm túc học hỏi, "đút túi" những kinh nghiệm hay thì việc tạo ra bức ảnh có chất lượng sau này là điều dễ dàng.

Yêu nghề, say nghề thì mới đạt được một nửa yêu cầu, không có những kỹ năng thì mọi sự cố gắng chỉ đổ xuống sông xuống biển. Nhất là khi sự kiện, diễn biến chỉ diễn ra một lần duy nhất, không bao giờ lập lại, mất cơ hội, việc yêu nghề mà không có kỹ năng chỉ kéo theo sự nuối tiếc.

Bức ảnh phải để lại ấn tượng, phải mang tính tạo hình, một bức ảnh phải có nội dung và bố cục chứ không chỉ đơn thuần là cầm máy lên chụp. Nhà báo Lương Xuân Trường (nguyên phóng viên báo Nông thôn ngày nay), gần 30 năm làm nghề, lăn lộn ở mọi miền của tổ quốc. Mỗi nơi anh đến là mỗi thước phim về lòng yêu nghề và sự cống hiến.

Anh chia sẻ: bản thân bọn tôi bước vào nghề báo từ những năm 1990 nhưng cũng phải mất vài ba năm để học và để ra bức ảnh có thể đăng báo cũng phải mất ngần ấy năm nữa. Anh nhớ lại lần là đi học chụp ảnh, thầy giáo hướng dẫn nói rằng, sinh viên có thể nghe tiếng máy chập lúc ấn chụp là có thể đoán được máy đang ở chế độ nào, tốc độ là bao nhiêu. Nhìn vào bức ảnh có thể đoán được độ mở ống kính và tiêu cự là bao nhiêu.

Khi biết cách sử dụng các tính năng máy ảnh “Cần áp dụng một số nguyên tắc trong điêu khắc, hội họa, nhiếp ảnh, điện ảnh để tạo hình, đó là nền tảng quan trọng để áp dụng vào công việc chụp ảnh, từ đó có bức ảnh báo chí đẹp, ấn tượng" - nhà báo Lương Xuân Trường cho biết.

Ảnh báo chí không cầu kỳ như tác phẩm nhiếp ảnh, nó phải có nội dung, thể hiện nhiều thông tin, anh cho biết:  “Nhân vật, cảnh vật trong ảnh dù không được sắp đặt nhưng vẫn thể hiện sinh động trong bức ảnh với những lớp lang, chiều sâu cần thiết”.
Bức ảnh báo chí luôn phải cầu kỳ và tỷ mỉ, để có một bức ảnh báo chí được đánh giá là đẹp cần chú ý góc trước tiên, nhà báo Lương Xuân Trường giải thích “thứ nhất là trên, dưới, cao thấp, ngang dọc, khẩu độ, tốc độ như thế nào, thì mới ra được câu chuyện có ảnh báo chí đẹp”.

Cuộc sống hiện đại luôn hối hả, báo ảnh cũng theo hướng phải nhanh, phải mang tính thời sự thì việc đầu tư để có bức ảnh báo chí sống động, đắt giá càng khó hơn bao giờ hết. Giờ đây mỗi phóng viên ảnh để bám trụ với nghề cần tự đổi mới chính mình, luôn có ý thức học hỏi, sáng tạo những giá trị mới, sống hết mình với nghề.

Thời gian thấm thoát thoi đưa, nhiều tay máy kỳ cựu trong làng báo đã về hưu, họ là những người dành cả tuổi trẻ để đi và cống hiến, xa gia đình, quên bản thân. Nhưng họ vẫn luôn tự hào vì những gì mình đã làm, là đóng góp cho nền báo chí Việt Nam, đặc biệt là với ảnh báo chí.

Lê Tâm

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/bai-2-san-khoanh-khac-can-lam-cong-phu-post79121.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY