Tâm sự hôm nay

Đâu rồi các nhà báo chân chính?

Người càng hiểu biết càng điềm đạm, chín chắn và sâu sắc trước một biến cố. Ngược lại, người càng nông cạn càng tỏ ra hiếu chiến và phản ứng dữ dội theo một chiều hướng mà có thể đúng hoặc sai.
Người càng hiểu biết càng điềm đạm, chín chắn và sâu sắc trước một biến cố. Ngược lại, người càng nông cạn càng tỏ ra hiếu chiến và phản ứng dữ dội theo một chiều hướng mà có thể đúng hoặc sai. Nếu như phải dùng một vài từ ngữ để mô tả các cây viết đang cố ý sử dụng những từ ngữ "cay nghiệt", mang tính "thầy dùi" thì tôi xin đưa ra những ví dụ sau: - Ngậm máu phun người - Chọc gậy bánh xe - Gắp lửa bỏ tay người - Thay trắng đổi đen Trong khi các nhà báo chân chính lại ít thấy xuất hiện, những đối tượng bị công kích như chúng tôi – các bác sĩ - lại phải lên tiếng tự bảo vệ mình. Thử hỏi đạo đức nghề nghiệp của các bạn đâu rồi? Ở Mỹ, Anh, nơi có ngành công nghiệp báo chí phát triển, chúng ta có thể gặp 5 loại báo (journals): báo khoa học (academic journal), báo kinh tế thương mại (trade journal), báo sự kiện nóng/quan điểm (current affairs/opinion journal), báo quần chúng (popular journal) và báo tin tức (newspaper), trong đó 3 loại sau không cần mang tính khoa học và có thể có các tờ "lá cải" gây dư luận và các tin đồn. Khi có những sự kiện xã hội xảy ra, các tờ báo có thể đưa tin và đưa ra các dự đoán, song không được vượt quá giới hạn cho phép của pháp luật, nghĩa là không được sử dụng các từ ngữ mang tính "ghép tội" khi chưa có sự phán xét của pháp luật, dù anh có lá cải đến đâu. Ở Việt Nam, các tờ báo lá cải dường như đang tự cho mình cái quyền lớn hơn cả luật pháp, khi họ sử dụng những từ ngữ mang tính "ghép tội" mà chưa qua sự xét xử của Tòa án, thậm chí còn chưa có quyết định khởi tố vụ án của Viện Kiểm Sát. Ví dụ như: "sát thủ lạnh lùng", "hành vi L*a đ*o"... Tất cả những từ ngữ mang tính "thêm mắm thêm muối" cho dư luận này rất tiếc không được phép sử dụng nếu tòa án chưa kết tội. Lấy một ví dụ đơn giản: vụ án Nguyễn Đức Nghĩa chặt đầu phi tang, ngay cả khi sự việc rất sáng tỏ và cơ quan điều tra (công an) đã có kết luận Nguyễn Đức Nghĩa là thủ phạm thì báo chí vẫn chỉ được phép dùng từ "nghi phạm" bởi anh ta chưa bị Viện Kiểm Sát khởi tố và Tòa án kết tội. Lấy ví dụ một bài báo được báo nhà ta dịch lại, dùng từ ngữ rất chuẩn: "5 nghi phạm Kh*ng b*", thay vì nếu sự việc đó được diễn ra ở Việt Nam, cái tiêu đề rất có thể là: "5 kẻ sát nhân khát máu". http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/5-nghi-pham-khung-bo-thien-an-mon-bi-bat-2903327.html Vài điều chia sẻ về quan điểm thận trọng trong việc sử dụng từ ngữ như vậy, mong các nhà báo chân chính lưu tâm và chấn chỉnh lại các đồng nghiệp của mình. BS Minh Anh Mọi bài vở tham gia diễn đàn "Y đức - Đạo lý" xin gửi về email: bandientuskds@gmail.com. Các bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không phải quan điểm của tòa soạn. Trân trọng cảm ơn!
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-dau-roi-cac-nha-bao-chan-chinh-8343.html)

Chủ đề liên quan:

chân chính nhà báo

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY