Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc nam trị cảm cúm

Cảm cúm là bệnh thông thường xảy ra quanh năm, song tần suất bệnh cao nhất trong khoảng thời gian từ đầu mùa thu đến cuối mùa xuân.
Nguyên nhân do thời tiết thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh, ẩm thấp đột ngột, cơ thể không điều tiết thích ứng kịp thời nên dễ mắc cảm cúm.

Biểu hiện cơ thể đau nhức hoặc đau đầu nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt, sốt nhẹ, người mệt mỏi, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, ngứa hoặc đau họng, ho… Chúng tôi xin giới thiệu một số bài Thuốc nam thường dùng:

trị cảm cúm gây sốt cao, sốt nóng, sốt rét, nghẹt mũi, ho, chảy nước mũi trong: gừng sống thái lát 25g, tỏi bóc vỏ đập dập để ngoài không khí 5 - 10 phút 30g, hành ta cả rễ 15g, đường đỏ 15g. Tất cả đem sắc nhỏ lửa 15 - 20 phút uống ấm ngày 1 thang.

Trị sốt cao, đau ê ẩm toàn thân, mặt mũi đỏ, không ra mồ hôi: gừng tươi thái lát 5g, hạt rau mùi 35g, hành cả rễ đập dập 3 củ. Tất cả đem sắc uống ấm trong ngày. Sau khi uống Thuốc, đắp chăn kín đầu cho ra hết mồ hôi là khỏi. Hoặc ăn thêm cháo trứng tía tô rễ hành để tăng hiệu quả điều trị.

trị cảm cúm mới phát, phát ban hay ngứa toàn thân, đau nhức mình mẩy: dây kim ngân 35g, lá dâu tằm 20g, hương nhu 25g, lá tre 20g. Tất cả đem sắc nhỏ lửa uống khi Thuốc còn ấm.

    Trị chứng cảm cúm, ho sốt, đau đầu, cứng gáy, không ra được mồ hôi: cúc tần, lá chanh, tía tô, hương nhu, lá sả mỗi thứ 20g. Tất cả đem sắc nhỏ lửa 20 - 30 phút. Khi Thuốc được, chắt để riêng 1 - 2 cốc để uống. Phần còn lại đem xông, xông xong, uống Thuốc đắp chăn cho ra mồ hôi sau đó tắm nhanh bằng nước Thuốc. Ngày làm 1 lần, thông thường làm từ 2 - 3 lần là khỏi.
Chữa cảm mạo phong hàn, phát sốt cứng gáy, nhức đầu, đau ê ẩm toàn thân không ra được mồ hôi: Dùng độc vị kinh giới cả hoa lá cành hoặc phối hợp với lá tre mỗi thứ một nắm đem sắc nhỏ lửa uống khi còn ấm.

Trị sốt nóng, đau đầu, sợ gió, ra mồ hôi, ho, đau lưng, nhức mỏi toàn thân, miệng khô, khát, đau rát họng, nước tiểu vàng, rêu lưỡi vàng: bạc hà 8g; kim ngân hoa, cam thảo nam, kinh giới mỗi vị 15g; lá tre 25g. Đem sắc nhỏ lửa uống ấm trong ngày, ngày 1 thang.

Trị sốt cao, đau đầu nghẹt mũi, chảy nước mũi, mệt mỏi: lá đại bi 10 - 15g, hương nhu 10g, lá bưởi 10g. Tất cả đem sắc uống ấm, ngày uống 1 thang. Có thể kết hợp xông bằng chính nước Thuốc để cao nâng hiệu quả.

Trị sốt cao không giảm, miệng lưỡi khô, đau tức ngực, bụng ấm ách không muốn ăn: kinh giới, tía tô, ngải cứu, hương nhu mỗi thứ một nắm, cau khô 1 quả. Sắc uống ngày 1 thang, uống ấm.

Trị sốt cao, rét run, nghẹt mũi, người mệt mỏi chỉ muốn ngủ: độc vị lá ngải khô 30g, nếu tươi gấp đôi. Đem sắc uống ngày 1-2 thang uống khi Thuốc còn ấm.

Ngoài ra, người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống nhiều năng lượng, nghỉ ngơi, uống nhiều nước, nước quả tươi giúp tăng cường vitamin sẽ tăng sức đề kháng, giảm khô háo họng. Súc miệng bằng nước muối, nhỏ mũi giúp thông mũi là phương pháp đơn giản, hiệu quả trong điều trị cảm cúm.

DS. Nguyễn Thị Hồng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/bai-thuoc-nam-tri-cam-cum-n137365.html)

Tin cùng nội dung

  • Ông Hứa Văn Dụ ở thôn Na Làng, xã Tô Hiệu huyện Bình Gia (Lạng Sơn) tâm sự về bài Thuốc của gia đình.
  • Bệnh sỏi thận bác sĩ thường kê đơn Thuốc Tây gồm: kháng sinh để chống nhiễm khuẩn, Thuốc giãn đường niệu, Thuốc lợi tiểu và Thuốc giảm đau.
  • Tôi đã dùng Thuốc nam điều trị 3 tháng nhưng không khỏi, siêu âm sỏi thận trái trên đài bể thận là 14 mm. Mong bác sĩ hướng dẫn cách điều trị?
  • Tôi bị sỏi thận, tiểu ra máu, đang uống Thuốc kháng sinh. Bạn bè mách uống thêm Thuốc nam: kim tiền thảo, bông mã đề, râu ngô, rễ cỏ tranh...
  • Theo Đông y, cóc mẳn vị cay, tính ấm, vào kinh thủ thái âm. Có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi. Dùng chữa cảm mạo, hen suyễn, viêm họng, viêm amiđan, ho gà, kiết lị, lở loét ngoài da.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thuốc sau để trị căn bệnh này.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY