Bài thuốc dân gian hôm nay

Bài Thuốc từ dê

Dê được chăn nuôi thành đàn, thả rông, chủ yếu ở vùng núi cao. Thức ăn chính là cỏ và lá cây. Chăn nuôi dê với mục đích lấy thịt và lấy sữa;
Dê được chăn nuôi thành đàn, thả rông, chủ yếu ở vùng núi cao. Thức ăn chính là cỏ và lá cây. Chăn nuôi dê với mục đích lấy thịt và lấy sữa; tuy nhiên, dê cũng cho nhiều bộ phận dùng làm Thuốc: thịt dê (dương nhục), tiết dê (dương huyết), sữa dê (dương nhũ), phân dê (dương phần), gan dê (dương can), mật dê (dương đảm). Chính vì thế, nhiều món ăn - bài Thuốc từ dê">bài Thuốc từ dê đã ra đời lưu hành trong đời sống với mục đích ăn để chữa bệnh để bồi bổ sức khỏe.

Dê là một gia súc, thịt được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong "Tản Đà thực phẩm", cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê, chúng tôi cũng xin giới thiệu một số thực đơn chữa bệnh sau:

1. Cháo thịt dê sâm kỳ linh táo: Thịt dê 100g, hoàng kỳ 30g, nhân sâm 6g, phục linh 15g, đại táo 5 quả, gạo tẻ 100g. Đem các dược liệu sắc lấy nước, dùng nước sắc nấu với gạo thành cháo, thịt dê thái lát cho vào cháo, khi cháo chín nhừ thêm gia vị thích hợp. Dùng cho các trường hợp gầy sút dễ cảm cúm, tự hãn, cơ thể suy nhược.

2. Thịt dê hầm sơn dược: Thịt dê 250g, sơn dược 100g, kỷ tử 25g, long nhãn 15g, đại táo 10 quả. Tất cả hầm chín nhừ thêm gia vị. Cho ăn buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng cho bệnh nhân thận dương hư, di tinh liệt dương...

3. Đương qui sinh khương dương nhục thang: Thịt dê 200g, gừng tươi 12g, đương qui 20g. Thịt dê làm sạch thái lát, gừng cạo vỏ ngoài đập giập, nấu với đương qui thái lát và một lượng nước thích hợp. Khi thịt chín nhừ, vớt bỏ bã Thuốc, thêm gia vị, bột tiêu. Ăn 2 - 3 lần trong ngày. Dùng cho người cao tuổi thể trạng suy nhược, phụ nữ sau sinh đẻ huyết hư thiếu máu, người bệnh suy nhược sau bị bệnh lâu ngày; trường hợp trúng hàn phúc thống.

4. Đương qui dương nhục canh: Thịt dê 500g, hoàng kỳ 25g, đảng sâm 25g, đương qui 25g. Thịt dê rửa sạch thái lát, hoàng kỳ, đảng sâm, đương qui thái nhỏ, dùng vải xô gói lại, nấu với thịt dê với một lượng nước thích hợp. Khi thịt dê đã chín nhừ, cho gừng tươi đập giập, muối ăn và các gia vị khác thích hợp, tiếp tục cho sôi đều, lấy bỏ bã Thuốc. Ăn nóng. Dùng cho phụ nữ sau đẻ, cơ thể suy nhược thiếu máu, sốt nhẹ, vã mồ hôi, lạnh tay chân.

5. Súp thịt dê củ mài: Thịt dê 500g, gừng tươi 15g; hành tươi 30g, sơn dược 500g. Thịt dê bỏ màng, rửa sạch nhúng nước sôi, đem thái lát to, gừng tươi, hành tươi đập giập để sẵn, sơn dược thái lát. Tất cả cho vào nồi, thêm bột tiêu, dấm, rượu, nước sạch. Đun to lửa, vớt bỏ váng bọt, đun nhỏ lửa cho chín. Vớt bỏ bã gừng hành, thêm gia vị, Chia ăn nhiều bữa. Chữa các trường hợp hư lao suy nhược cơ thể, huyết trắng, trẻ em suy dinh dưỡng, ho lâu ngày do viêm khí phế quản, tiêu chảy.

6. Cháo hành nước cốt gan dê: Gan dê 1 bộ thái lát, nấu hầm lấy nước, gạo tẻ 100g nấu cháo đặc, thêm nước cốt gan dê, hành củ, gia vị mắm muối, đun lại cho sôi đều. Dùng cho các trường hợp giảm thị lực.

7. Cháo gan dê cà rốt: Gan dê 150g, cà rốt 100g, gạo tẻ 100g. Gạo tẻ đem nấu cháo; cà rốt gọt vỏ thái lát cho vào cháo đun nhỏ lửa 15 - 20 phút; gan dê thái lát ngâm với rượu dấm gừng trong 10 - 15 phút, sau đó xào tái với hành tỏi, cho vào cháo khuấy đều thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp quáng gà mờ mắt giảm thị lực, suy nhược chức năng gan.

8. Cháo tủy dê: Xương sống và xương chậu, xương đùi 300 - 500g, gạo tẻ 500g. Nấu cháo thêm gia vị thích hợp; hoặc xương tuỷ sống chặt khúc nấu cùng với gạo thành cháo, bỏ xương và vớt bỏ nước váng mỡ, thêm gia vị. Ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp mỏi mệt, đau lưng mỏi gối ở người cao tuổi.

9. Cháo xương dê: Xương dê (dương cốt) khoảng 1000g, gạo tẻ 100g. Xương dê làm sạch, chặt khúc đem nấu cháo với gạo tẻ; khi được cháo thêm muối, gừng tươi, hành gia vị. Cho ăn nóng khi đói. Dùng cho các trường hợp xuất huyết dưới da do giảm tiểu cầu, thiếu máu do thiếu dinh dưỡng.

10. Lòng dê hầm bạch truật: Dạ dày dê 1 cái, bạch truật 30g, thêm gia vị, nước hầm nhừ. Chia 2 lần ăn trong ngày. Dùng cho người bệnh suy nhược, sút cân, chán ăn.

12. Ruột dê hầm hoàng kỳ đậu đen: Dạ dày dê 1 cái, hoàng kỳ 40 - 60g, đậu đen 60g. Dạ dày dê rửa sạch thái lát, hoàng kỳ thái nhỏ, cho tất cả với nước, hầm nhừ, thêm gia vị. Dùng cho người thể trạng hư nhược, vã mồ hôi, tiểu giắt.

Kiêng kỵ: Không dùng cho người có biểu hiện sốt nóng do nhiễm trùng viêm tấy. Trong tời gian ăn các món nấu từ thịt dê, không dùng các Thuốc có xương bồ, bán hạ.

Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bai-thuoc-tu-de-20542.html)

Tin cùng nội dung

  • Đông y cho rằng, nguyên nhân thiếu sữa phần lớn do khí huyết kém, ngoài ra có liên quan tinh thần căng thẳng, can khí uất kết gây tắc sữa. Phòng trị thiếu sữa chủ yếu bổ huyết, ích khí; nếu vú căng đau “viêm” thêm vị thanh can, giải uất, thông nhũ.
  • Có một thực tế ai cũng muốn con mình sinh ra được khỏe mạnh và thông minh, vì thế đã tạo ra một sức ép nhất định cho phụ nữ có thai khi lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là trứng ngỗng.
  • Quả bơ có rất nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng cho sức khỏe.
  • Chúng ta ai cũng biết “có thực mới vực được đạo”. Kể từ khi có loài người, con người ta phải ăn để tồn tại.
  • Theo y học cổ truyền, hạt đậu Hà Lan vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ tỳ vị, lợi tiểu tiện, chỉ tả lỵ, tiêu ung độc;
  • Thịt dê là loại thực phẩm thuộc hàng đặc sản, vốn được coi là cứu cánh cho bản lĩnh phòng the của quý ông. Tuy vậy ăn thịt dê cần lưu ý một số điều cấm kỵ kẻo lợi bất cập hại.
  • Trong Đông y, nhiều loài vật được dùng làm Thuốc nhưng dê là con vật có nhiều bộ phận được dùng làm Thuốc Đông y nhiều nhất để chữa bệnh hoặc để làm Thuốc bổ dưỡng như...
  • Bổ thận tráng dương là điều trị làm khỏe phần dương (khí, tinh) bằng dược hoặc thức ăn, thường phối hợp với bổ thận thành bổ thận tráng dương.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Bệnh này thuộc chứng cam tích trong đông y. Trên lâm sàng chủ yếu phân làm 3 loại: khí trệ thực tích, tỳ hư tích trệ và tỳ thận hư.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY