Cây thuốc quanh ta hôm nay

Bản lam căn tiêu viêm, mát gan

Bản lam căn là tên Thu*c trong y học cổ truyền của rễ cây tùng lam, thuộc loài thực vật. Lá gọi là lá đại thanh cũng có thể làm Thu*c.

Vị Thu*c có tính hàn, vị đắng, lợi về kinh tâm, vị có công hiệu thanh nhiệt, giải độc, mát gan, tiêu viêm, giảm ho, long đờm, mát phổi; chữa các chứng bệnh phong nhiệt thấp độc, đau đầu, sốt cao, họng sưng rát, tâm phiền, miệng khát, chảy máu cam, đại tiện táo, phát ban, các bệnh viêm gan cấp và mạn tính...

Chữa hôi miệng do nhiệt miệng, viêm lợi, viêm chân răng gây ra: Bản lam căn 20g, trắc bá diệp 20g, hoa cúc dại 20g, kim ngân hoa 12g. Sắc uống thay trà.

Vị Thu*c bản lam căn trị nhiệt miệng, viêm phôi.

Thu*c tiêu viêm, trị bệnh ngoài da: Bản lam căn 60g, cam thảo 15g, kim ngân hoa 60g. Sắc uống thay trà.

Chữa quai bị, phòng cảm cúm: Bản lam căn 60g, hãm với nước sôi uống nhiều lần thay trà.

Chữa vàng da, viêm gan mạn tính, khô miệng, đắng miệng, đầy bụng, ăn uống kém, đại tiện lỏng, người mệt mỏi, nhược cơ: Bản lam căn 15g, địa nhĩ thảo 30g, bạch thược 12g, kê cốt thảo 12g, nhân trần 12g, hoàng cầm 9g, sài hồ 6g, cam thảo 6g. Sắc uống.

Chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm, viêm hạch cấp tính có mủ: Bản lam căn 12g, bạc hà 12g, hoa kim ngân 12g, lư căn 12g, xác ve 12g, thần khúc 12g, cát ngạch 12g, hoắc hương 12g, kinh giới 12g, cam thảo 9g. Sắc uống.

Chữa viêm loét da, đốm đỏ, nổi hạch: Qua lâu căn 15g, bạch mao căn 30g, tử thảo căn 9g, xuyến thảo căn 9g, 9g. Sắc 2 nước, trộn lẫn, chia 2 lần, uống trong ngày.

Trị viêm da, rối loạn sắc tố da do ánh nắng mặt trời: Bản lam căn 12g, hoàng cầm 9g, ngưu bàng tử 9g, huyền sâm 9g, cát ngạch 9g, hoàng liên 5g, cam thảo 5g, bạc hà 5g. Sắc 2 nước, trộn lẫn, chia 2 lần, uống trong ngày.

Thu*c thanh nhiệt, lợi thấp, phòng viêm màng não tủy, cảm cúm, lên quai bị: Bản lam căn 15g, hải kim sa 30g, đại thanh diệp 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

Trị rôm sẩy, vết thương ngoài da: Bản lam căn 15g, đại thanh diệp 20g, cam thảo 20g. Sắc uống nước đầu. Sắc nước thứ 2 để rửa vết thương.

Trị viêm phổi, bệnh độc thời kỳ sốt cao: Bản lam căn 30g, rau dấp cá 30g, cúc hoa 30g, bách tử thảo 15g, cam thảo 10g. Sắc 2 nước, trộn lẫn, ngày uống 1 thang, chia 2 lần.

DS. Nguyễn Thị Hồng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/ban-lam-can-tieu-viem-mat-gan-n163941.html)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) - Em 25 tuổi, lúc 12 tuổi có bị bệnh quai bị, vậy có bị lại lần 2 không? Và tuổi của em có Thu*c chích ngừa quai bị không?
  • Trong các trường hợp vô sinh ở nam giới, có một số đối tượng bị biến chứng teo tinh hoàn do mắc bệnh quai bị trong thời gian còn trẻ.
  • Trước đây em bị bệnh quai bị và từ đó tinh hoàn bên to bên nhỏ. Tình trạng này có ảnh hưởng đến sinh sản và khả năng chăn gối của em không? (Hoan).
  • Tôi bị bệnh quai bị đến nay là 6 tháng. Tinh hoàn của tôi bị viêm và teo nhỏ, bây giờ chỉ bằng ngón tay trỏ.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virut thuộc nhóm Paramyxovirus; hay xảy ra vào mùa xuân, thường gặp ở trẻ 5 - 10 tuổi. Triệu chứng chủ yếu là sưng tuyến mang tai; bệnh nặng có thể tổn thương thần kinh, viêm tinh hoàn - mào tinh, viêm tụy cấp, viêm khớp...
  • Lá dâu còn gọi tang diệp, là lá của cây dâu tằm, loại cây được nhân dân ta nuôi trồng từ lâu đời để nuôi tằm. Lá dâu là vị Thu*c phổ biến trong y học cổ truyền, vị đắng ngọt, tính hàn; vào phế và can. Có tác dụng phát tán phong nhiệt, thanh can minh mục, thanh phế chỉ khái. Dùng cho các trường hợp cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ, viêm khí phế quản, ho khan ít đờm, khát nước khô miệng.
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Hạ khô thảo tên khoa học: Prunella vulgaris L., họ hoa môi (Lamiaceae). Là loại cây thảo, sống dai, thân hình vuông, màu hơi đỏ tím. Lá mọc đối, hình trứng hay hình mác dài, mép nguyên hoặc hơi có răng cưa.
  • Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, chủ yếu ảnh hưởng đến các tuyến mang tai (một trong ba cặp của tuyến nước bọt và nằm ở phía trước dưới của tai). Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 5 đến 9 tuổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY