Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Báo Anh đánh giá cao mô hình chống Covid-19 chi phí thấp của Việt Nam

Dân trí Báo Finacial Times của Anh đánh giá cao mô hình chống dịch Covid-19 chi phí thấp của Việt Nam, giữa lúc dịch bệnh đang lây lan phức tạp trên phạm vi toàn cầu, Thủ tướng: Cuộc chiến chống dịch Covid-19 bước sang giai đoạn 3 Thủ tướng biểu dương bộ đội nhường chỗ ở, chu đáo chăm sóc người cách ly

Khi hầu hết người dân Việt Nam đón Tết cổ truyền, tại một cuộc họp chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã sớm tuyên bố về cuộc chiến chống lại virus corona mới (SARS-CoV-2).

Khi đó, mầm bệnh đang lây lan nhanh chóng ở phía bên kia biên giới tại Trung Quốc và Thủ tướng Phúc đã cảnh báo rằng dịch bệnh sẽ sớm xuất hiện ở Việt Nam. “Chống dịch như chống giặc”, ông Nguyễn Xuân Phúc phát biểu hồi cuối tháng 1.

Kể từ đó tới nay, Việt Nam đã thực hiện mô hình nhằm kiểm soát dịch bệnh. Theo Finacial Times, Việt Nam có nguồn lực hạn chế nhưng các nhà lãnh đạo đã cho thấy quyết tâm tâm chính trị rất cao nhằm chiến đấu dịch bệnh.

Thay vì theo đuổi mô hình xét nghiệm hàng loạt và số lượng lớn, Việt Nam tập trung vào việc cách ly những người nhiễm virus corona và truy vết những người tiếp xúc với nguồn bệnh.

“Xét nghiệm số lượng lớn là tốt, nhưng nó phụ thuộc vào nguồn lực của từng quốc gia. Điều quan trọng là phải nắm bắt được số lượng người có thể đã tiếp xúc với nguồn bệnh hoặc đi từ vùng dịch về, và thực hiện xét nghiệm trên những người này”, Finacial Times dẫn lời ông Trần Đắc Phu, cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho hay.

Ngoài truy vết những người có liên lạc với người mang virus, chính phủ Việt Nam còn áp dụng cách ly bắt buộc và huy động sự chung tay của các nguồn lực như sinh viên y khoa năm cuối, các bác sĩ và y tá đã nghỉ hưu.

“Việt Nam có lực lượng an ninh, quân đội đông đảo. Mô hình điều hành theo ngành dọc của chính phủ có hiệu quả trong việc phản ứng với thiên tai”, giáo sư Carl Thayer của đại học New South Wales (Australia) nhận định.

Cuối tuần qua, Việt Nam đã ban hành lệnh cách ly bắt buộc kéo dài 14 ngày với toàn bộ người đi từ nước ngoài nhập cảnh, cũng như hủy các chuyến bay quốc tế.

“Chúng ta phải huy động hết khả năng mọi nguồn lực trong xã hội để chống lại bệnh dịch, quan trọng là phải xác định được ca bệnh sớm và cách ly họ”, ông Trần Đắc Phu cho hay.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 123 ca dương tính với Covid-19 và chưa ghi nhận ca Tu vong. Hầu hết ca nhiễm được ghi nhận gần đây là một phần của đợt lây nhiễm thứ 2 bắt nguồn từ người đi từ nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam. Tính đến ngày 20/3, Việt Nam đã xét nghiệm cho 15.637 người, gần bằng một phần nhỏ khi so sánh với Hàn Quốc (338.000 người), theo Financial Times.

Theo tờ báo Anh, ở một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á với nguồn lực xét nghiệm hạn chế, con số ca nhiễm virus corona thực sự dường như cao hơn với số được thống kê. Tuy nhiên, phản ứng với dịch bệnh của Việt Nam tới lúc này vẫn được đánh giá là “ấn tượng”.

Việt Nam ngừng mọi chuyến bay đi và đến từ Trung Quốc vào ngày 1/2, và đóng cửa trường học ở các tỉnh, thành phố.

Ngày 13/2, Việt Nam là quốc gia đầu tiên sau Trung Quốc phong tỏa một khu vực dân cư rộng. Chính quyền đã thực hiện cách ly 21 ngày tại một khu vực của Vĩnh Phúc, nơi có hơn 10.000 dân sinh sống sau khi phát hiện nhiều ca nhiễm đến từ công nhân trở về từ Vũ Hán, Hồ Bắc - nơi dịch Covid-19 khởi phát.

Ông Kidong Park, đại diện tổ chức Y tế Thế giới WHO tại Hà Nội, khi đó đã đánh giá cao “sự chủ động và nhất quán” khi chống dịch của Việt Nam.

Theo Financial Times, sự thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát dịch bệnh cũng nhờ vào việc huy động nhân viên y tế, quân sự, mạng lưới thông tin.

Mạng lưới truyền thông Việt Nam liên tục phát đi các thông điệp chống dịch trong khi các quan chức minh bạch trong việc công khai thông tin và số liệu. Bộ Y tế Việt Nam liên tục gửi tin nhắn về cách phòng bệnh, cũng như thông tin về dịch Covid-19.

Một khảo sát của công ty nghiên cứu Nielsen Việt Nam cho thấy phần lớn người tham đều phản hồi rằng họ nắm rõ triệu chứng của Covid-19. Nỗ lực chống dịch của chính phủ đã nhận được sự ủng hộ rộng khắp từ người dân, thông qua thông điệp trên mạng xã hội, hay chiến dịch kêu gọi: “Ở nhà là yêu nước”.

Việt Nam cũng được cho là đã có phản ứng quyết liệt với nạn “tin giả”. Khoảng 800 người đã bị cảnh sát triệu tập và bị phạt vì chia sẻ những thông tin sai sự thật.

Ngoài ra, mạng lưới cung cấp thông tin ở Việt Nam cũng được cho là hiệu quả. “Hàng xóm sẽ biết nếu như bạn từ nước ngoài trở về. Nếu như có người nhiễm bệnh ở khu vực, người dân sẽ báo cáo cho chính quyền”, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa nhiễm - nội thần kinh Bệnh viên Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh, cho hay.

Trả lời câu hỏi của Financial Times, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết cả nước đã thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt để chống dịch. “Tới lúc này, số ca Covid-19 ở Việt Nam vẫn ở mức thấp và chưa có ca Tu vong”, bà Thu Hằng cho hay.

Đức Hoàng

Theo Financial Times

Mạng Y Tế
Nguồn: Dân trí (https://dantri.com.vn/the-gioi/bao-anh-danh-gia-cao-mo-hinh-chong-covid-19-chi-phi-thap-cua-viet-nam-20200324175112702.htm)

Tin cùng nội dung

  • Con tôi đi khám bệnh và được chẩn đoán bị tứ chứng Fallot và cần phẫu thuật. Xin hỏi, sau khi phẫu thuật có khả năng bình phục hoàn toàn hay không? Trường hợp phát hiện sớm trước khi sinh có khả năng chữa khỏi hay không? Chi phí khoảng bao nhiêu cho một trường hợp phẫu thuật? Tôi xin chân thành cảm ơn. (P.T.H, Đồng Nai),
  • Tôi 43 tuổi, bị gãy chân giờ xương khớp đã bị ch*t. Tôi muốn đi thay mà không biết tốn bao nhiêu tiền? Tôi nên điều trị ở BV nào thì tốt? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Hong - lethi…@yahoo.com)
  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi đọc báo thấy có nói về kỹ thuật mới điều trị ung thư bằng sóng cao tần ở Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, TPHCM. Gia đình tôi có ông dượng bị ung thư phổi giai đoạn IIIb, đang điều trị ở Đà Nẵng. Chúng tôi rất hi vọng vào kỹ thuật mới này, nhưng không biết chi phí có cao không? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. (Trần Văn Bảy – Quảng Nam)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Chụp CT scan đánh giá vôi hóa mạch vành là phương pháp thăm dò nhằm tìm những đốm canxi, hay sự vôi hóa trên thành của động mạch vành nuôi tim
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY