Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bao giờ Việt Nam có thể công bố hết dịch Covid-19?

Theo Luật các bệnh truyền nhiễm, với bệnh dịch truyền nhiễm nhóm A như Covid-19, qua 28 ngày không phát sinh bệnh nhân mới trong cộng đồng thì có thể tính đến công bố hết dịch...
bao gio viet nam co the cong bo het dich covid 19
Việt Nam đã trải qua 26 ngày không ghi nhận ca Covid-19 mới trong cộng đồng

Sáng nay, 12-4, bản tin cập nhật dịch Covid-19 của Bộ Y tế cho biết, tính từ 6h ngày 16-4 – là ngày cuối cùng ghi nhận ca bệnh Covid-19 ở cộng đồng - đến 6h ngày 12-5, Việt Nam đã trải qua 26 ngày không có ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng.

Cùng đó, cả nước cũng chỉ còn 20 bệnh nhân dương tính với Covid-19, 19 bệnh nhân khác vẫn đang điều trị ở các cơ sở y tế nhưng đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 từ 1-2 lần. Các bệnh nhân gần nhất nhiễm Covid-19 đều là người từ nước ngoài về và được cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh.

Theo quy định của Luật các bệnh truyền nhiễm, nếu qua 28 ngày tính từ ngày bệnh nhân cuối cùng từ cộng đồng được cách ly và không phát sinh bệnh nhân mới có thể tính đến công bố hết dịch. Tính theo quy định này, Việt Nam sắp đủ điều kiện để công bố hết dịch Covid-19? Vậy khi nào thì Việt Nam công bố hết dịch?

Trả lời báo chí về vấn đề này, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch Covid-19, không để lây nhiễm trong cộng đồng. Bộ Y tế cũng cho rằng việc xuất hiện các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng tại Việt Nam ở mức rất thấp.

“Chúng tôi cũng xác định đến khi có đủ các điều kiện và đến khi không còn có ca nào nhiễm bệnh thì mới công bố hết dịch, không nhất thiết phải công bố vì chúng ta vẫn đặt trong tình trạng luôn luôn sẵn sàng, không được chủ quan, không lơ là để làm sao đảm bảo được công tác phòng chống dịch có hiệu quả” - Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long phân tích.

Hiện tại, Chính phủ đã quyết định nới lỏng các biện pháp để Việt Nam có thể đưa cuộc sống trở lại bình thường, thực hiện mục tiêu kép cả phòng chống dịch và phát triển kinh tế xã hội.

Theo Duy Tiến/anninhthudo.vn

https://anninhthudo.vn/chinh-tri-xa-hoi/bao-gio-viet-nam-co-the-cong-bo-het-dich-covid19/853642.antd

Mạng Y Tế
Nguồn: Lao động thủ đô (http://laodongthudo.vn/bao-gio-viet-nam-co-the-cong-bo-het-dich-covid-19-108087.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, Tôi muốn đến khám bệnh tại BV Tai Mũi Họng TPHCM nhưng nhà ở xa và công việc bận rộn, không có thời gian để chờ khám. Có cách nào đặt lịch hẹn khám bệnh với bác sĩ trước không thưa Mangyte? Kính mong Mangyte giúp đỡ tôi. Chân thành cảm ơn quý báo. (Kiều Trang - Củ Chi, TPHCM)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY