Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bật mí 6 cách trị viêm da tiết bã tại nhà an toàn dễ thực hiện

Ngoài những biện pháp điều trị chuyên sâu, bạn có thể thực hiện những cách trị viêm da tiết bã tại nhà để cải thiện và đề phòng các triệu chứng bùng phát.

ngoài những biện pháp điều trị chuyên sâu, bạn có thể thực hiện các cách trị viêm da tiết bã tại nhà để cải thiện và đề phòng các triệu chứng bùng phát.

Tìm hiểu 6 cách trị viêm da tiết bã tại nhà dễ thực hiện

Viêm da tiết bã là bệnh lý da liễu khá phổ biến, đây là tình trạng tổn thương da do rối loạn hoạt động của tuyến bã nhờn. bệnh gây ra các triệu chứng như bong vảy, gàu, đỏ rát, ngứa,…

Mặc dù không có khả năng truyền nhiễm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng viêm da tiết bã có thể gây ra cảm giác khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ngoài việc sử dụng Thu*c mỡ hydrocortisone, Thu*c chống nấm, bạn cũng có thể thực hiện những biện cải thiện tại nhà để làm giảm cảm giác khó chịu và ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh tái phát.

1. Sử dụng tinh dầu

Tinh dầu là dịch chiết là rễ, thân, lá, hoa của các loài thực vật. tinh dầu có chứa nhiều axit amin, vitamin, khoáng chất và các thành phần chống oxy hóa. những thành phần này đều đem lại nhiều lợi ích cho làn da – đặc biệt là đối với bệnh nhân bị viêm da tiết bã.

Dầu cây trà loại loại tinh dầu được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm da tiết bã nhờn. tinh dầu của cây trà có chứa các thành phần chống viêm, kháng nấm và vi khuẩn. do đó khi sử dụng lên vùng bị tổn thương, các triệu chứng trên da sẽ có xu hướng thuyên giảm dần.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dầu oliu và dầu dừa để làm giảm tình trạng tróc vảy trên da. Các tinh dầu này đều chứa axit oleic, có tác dụng dưỡng ẩm, cân bằng độ pH trên da, phục hồi màng bảo vệ và có khả năng ức chế vi khuẩn.

So với việc sử dụng Thu*c mỡ chống viêm, việc sử dụng tinh dầu được đánh giá là có độ an toàn cao và có thể dùng cho phụ nữ mang thai, cho con bú.

Tuy nhiên một số trường hợp có thể bị dị ứng với tinh dầu thiên nhiên. Vì vậy bạn nên sử dụng một lượng tinh dầu lên vùng da nhỏ, quan sát phản ứng của da trong 24 giờ trước khi sử dụng trên diện rộng.

2. Dầu cá

Dầu cá có chứa nhiều Omega 3 – thành phần này không chỉ đem lợi ích cho tóc, não bộ và tim mạch mà còn hỗ trợ cải thiện các bệnh lý da liễu. Omega 3 có khả năng khôi phục màng lipit trên bề mặt, giúp tăng khả năng chống chịu của da đối với các tác nhân bên ngoài như bụi bẩn, ánh nắng,…

Ngoài ra, thành phần này còn có khả năng chống viêm và thúc đẩy tái tạo tế bào.

3. Nha đam

Nha đam thường được sử dụng trong chế biến thực phẩm. tuy nhiên thảo dược này cũng có khả năng chữa trị những vấn đề trên da như bỏng, cháy nắng, vẩy nến, viêm da tiết bã,… nhờ vào đặc tính kháng viêm.

Nha đam có chứa các vitamin E, A, C, B12, axit folic,… Đây đều là những thành phần có tác dụng chống oxy hóa, tăng khả năng miễn dịch cho tế bào da và làm dịu các triệu chứng khô, ngứa rát.

Tuy nhiên nhựa của cây nha đam có thể khiến da bị phồng rộp và đỏ rát. Vì vậy, bạn nên loại bỏ vỏ và rửa sạch nhựa cây trước khi sử dụng lên da.

4. Giấm táo

Giấm táo có chứa axit acetic và các thành phần chống gốc tự do. Sử dụng giấm táo có thể giúp nới lỏng các vảy tróc và ức chế những vi khuẩn gây bệnh trên da.

Bên cạnh đó, giấm táo còn có khả năng giảm viêm và ngăn ngừa các triệu chứng của viêm da tiết bã bùng phát.

Bạn nên pha loãng giấm táo với một ít nước ấm, sau đó thoa lên vùng da bị bệnh trong khoảng 5 – 10 phút. Rửa lại bằng nước sạch và sử dụng kem dưỡng ẩm.

Nếu dùng để điều trị viêm da tiết bã ở da đầu, bạn nên dùng nước pha loãng giấm táo để gội đầu. sau đó gội lại bằng dầu gội và sấy khô như bình thường.

5. Chăm sóc da đúng cách

Các triệu chứng của viêm da tiết bã nhờn có xu hướng nghiêm trọng hơn nếu bạn không chăm sóc da đúng cách.

Do đó, các bác sĩ da liễu luôn khuyến khích người bệnh nên chăm sóc da mỗi ngày để tăng sức đề kháng và ngăn ngừa các triệu chứng bùng phát trong tương lai.

    Coi trọng việc làm sạch da: Làm sạch da được xem là bước cần thiết trong việc cải thiện triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã. Bạn nên sử dụng sữa tắm và sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch bụi bẩn và bã nhờn trên da.
  • Dưỡng ẩm cho da: Triệu chứng ngứa rát, bong vảy,… có thể giảm đáng kể nếu bạn dưỡng ẩm cho da đều đặn. Nên sử dụng sản phẩm dành riêng cho mỗi vùng da để tránh tình trạng dị ứng và mẫn cảm.
  • Mặc quần áo thông thoáng: Mặc quần áo chật, bó sát và có chất liệu dày có thể làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn và khiến triệu chứng trở nên xấu hơn. Do đó bạn nên lựa chọn những trang phục thoải mái, có chất lượng thấm hút để làm giảm sự tăng sinh quá mức của các vi khuẩn có hại.

6. Chế độ dinh dưỡng

Viêm da tiết bã không phải là hệ quả của chế độ ăn uống. tuy nhiên việc thực hiện chế độ ăn hợp lý có thể làm tăng hoạt động của hệ thống miễn dịch và giúp làn da ít bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài.

Chuyên gia da liễu khuyến khích bạn nên sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm để hỗ trợ quá trình điều trị viêm da tiết bã.

Một số thực phẩm mà bạn nên bổ sung:

    Rau xanh

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những thực phẩm có khả năng kích thích phản ứng viêm và làm tăng hoạt động của tuyến bã nhờn:

    Tinh bột đã qua tinh chế

Các biện pháp cải thiện tại nhà chỉ có khả năng hỗ trợ điều trị. do đó bạn nên kết hợp các phương pháp chuyên sâu để đạt được kết quả tốt trong quá trình chữa trị.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cach-tri-viem-da-tiet-ba-tai-nha)

Tin cùng nội dung

  • Tôi nghe nói BV Đại học Y dược có dịch vụ giao Thuốc tại nhà. Không biết giá cả và phạm vi như thế nào? Nhờ bác si trên mangyte.vn giúp cho các thông tin chi tiết. Rất cảm ơn!
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY