Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Tăng tốc thực hiện chỉ tiêu nước sạch nông thôn

Theo bộ tiêu chí nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021- 2025, tiêu chí tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn, nhất là từ hệ thống nước sạch tập trung đặt ra rất cao. Đây là tiêu chí khó mà các địa phương phải hoàn thành trong xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

theo bộ tiêu chí nông thôn mới (ntm) nâng cao, ntm kiểu mẫu giai đoạn 2021- 2025, tiêu chí tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn, nhất là từ hệ thống nước sạch tập trung đặt ra rất cao. đây là tiêu chí khó mà các địa phương phải hoàn thành trong xây dựng ntm nâng cao, ntm kiểu mẫu.

Hệ thống cấp nước sạch hiện đại được Công ty CP Cấp nước Gia Tân đầu tư tại H.Thống Nhất. Ảnh: B.Nguyên
Hệ thống cấp nước sạch hiện đại được Công ty CP Cấp nước Gia Tân đầu tư tại H.Thống Nhất. Ảnh: B.Nguyên

Các địa phương đang “chạy đua” đầu tư hạ tầng nước sạch nông thôn cũng như thực hiện các giải pháp khai thác hiệu quả hơn các cơ sở nước sạch tập trung hiện hữu trên địa bàn tỉnh để đạt mục tiêu đề ra trong xây dựng ntm.

* Tăng tốc đầu tư

Toàn tỉnh hiện có 9 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao trong năm 2023. Đến nay, các xã này đã đạt từ 8-13 tiêu chí NTM nâng cao. Có 7 xã phấn đấu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và hiện các xã này đã đạt từ 11-13 tiêu chí. Một trong những tiêu chí còn vướng của cả xã NTM nâng cao và kiểu mẫu là tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch tập trung. Bộ tiêu chí NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025 đặt ra yêu cầu rất cao là tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt từ 85% trở lên, trong đó, từ hệ thống cấp nước sạch tập trung phải đạt từ 65% trở lên; với xã NTM kiểu mẫu, tỷ lệ này phải đạt từ 70% trở lên.

Theo đó, các địa phương đang “chạy đua” đầu tư cho hạ tầng nước sạch nông thôn.

Phó giám đốc sở nn-ptnt lê văn gọi cho biết, tính đến tháng 6-2023, tỷ lệ hộ dân nông thôn trên địa bàn tỉnh sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt hơn 83%, tăng hơn 0,4% so với năm 2022, đạt gần 99,5% so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. trong đó, tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung đạt hơn 35,2%. hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 89 công trình cấp nước tập trung, trong đó 63 công trình đang hoạt động với tổng công suất trên 66.963m3/ngày đêm, hiệu suất khai thác đạt hơn 48%.

Thời gian qua, các địa phương đang tăng tốc đầu tư hạ tầng nước sạch nông thôn để đạt tiêu chí trong xây dựng ntm nâng cao, ntm kiểu mẫu. cụ thể, trong năm 2022, toàn tỉnh đã đầu tư hoàn thành 7 công trình nước sạch nông thôn, đặc biệt tập trung cho các huyện vùng sâu như: cẩm mỹ, định quán, tân phú. tổng công suất thiết kế gần 2.700m3/ngày đêm.

Năm 2023, các địa phương tiếp tục tăng tốc đầu tư cho nước sạch nông thôn. Dự kiến trong năm nay, toàn tỉnh đang triển khai thực hiện 11 dự án đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn. Trong đó, 2 dự án đang triển khai thi công xây dựng với công suất thiết kế 4.930m3/ngày đêm, tổng kinh phí thực hiện hơn 107 tỷ đồng, cấp nước cho hơn 13 ngàn hộ dân; 1 dự án đang lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi, tổng kinh phí khoảng 87 tỷ đồng, với công suất thiết kế khoảng 3.200m3/ngày đêm, cấp nước cho gần 12,5 ngàn hộ dân; 8 dự án đang lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, tổng kinh phí gần 474 tỷ đồng, với công suất thiết kế 38.450m3/ngày đêm, cấp nước cho khoảng 79,5 ngàn hộ dân.

* Thu hút doanh nghiệp đầu tư

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT, về đầu tư đấu nối từ các đường ống cấp nước của đô thị, hiện trên địa bàn tỉnh có 6 DN thực hiện đầu tư đấu nối từ tuyến ống cấp nước đô thị cho các xã, tổng chiều dài đấu nối giai đoạn 2021-2023 là gần 431km đường ống, cấp nước cho hơn 20,6 ngàn hộ dân nông thôn.

Ngoài hệ thống cơ sở cấp nước tập trung do Nhà nước đầu tư, các địa phương đang tạo mọi điều kiện thuận lợi thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư cho nước sạch nông thôn.

Trưởng phòng NN-PTNT H.Thống Nhất Ngô Thanh Tùng chia sẻ, hiện địa phương đang gặp khó khăn trong thực hiện tiêu chí nước sạch nông thôn, nhất là từ nguồn cấp nước tập trung theo bộ tiêu chí NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025. Thực tế hiện nay, những cơ sở cấp nước tập trung trên địa bàn huyện hoạt động chưa hiệu quả, trong đó có nguyên nhân các công trình trên đã xây dựng nhiều năm trước. Địa phương đang rà soát, đánh giá để có hướng nâng cấp, sửa chữa hoặc bàn giao cho các đơn vị có năng lực quản lý, bảo đảm cung cấp nước cho người dân được an toàn.

Nói về khó khăn trong thu hút đầu tư hạ tầng cho nước sạch nông thôn, ông tùng chỉ ra, tuy hiện nay có nhiều chính sách hỗ trợ cho dn đầu tư nước sạch nông thôn nhưng vẫn khó triển khai vào thực tế. rào cản không nhỏ là nhiều hộ dân nông thôn vẫn chưa có thói quen sử dụng nước máy thay cho nguồn nước giếng khoan. theo ông tùng: “tỉnh cần bố trí kinh phí kiểm nghiệm nguồn nước giếng trong dân, công bố kết quả kiểm nghiệm cho dân và có chính sách lấp những giếng khoan có nguồn nước bị ô nhiễm. đây là giải pháp căn cơ để tạo nên sự thay đổi nhận thức của người dân về sử dụng nước sạch”.

Tổng giám đốc Công ty CP Cấp nước Gia Tân (H.Thống Nhất) Hoàng Anh Tuấn cho hay, DN đang cấp nước cho khoảng 14 ngàn hộ dân. Dự kiến hết năm 2023, DN sẽ mở rộng cấp nước cho khoảng 18-19 ngàn hộ dân trên địa bàn tỉnh. Để đạt mục tiêu này, DN dự kiến sẽ đầu tư thêm khoảng 60km đường ống nước tại các huyện: Định Quán, Cẩm Mỹ, Thống Nhất… với vốn đầu tư 32 tỷ đồng, phục vụ cho khoảng 7 ngàn hộ. Thuận lợi lớn để DN mạnh dạn đầu tư là chính quyền từ tỉnh đến các địa phương đều rất ủng hộ chương trình này.

Bình Nguyên

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo Đồng Nai (http://baodongnai.com.vn/kinhte/202307/tang-toc-thuc-hien-chi-tieu-nuoc-sach-nong-thon-3170665/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY