Khoa học hôm nay

Thành phố Hồ Chí Minh nỗ lực bảo đảm nguồn cung nước sạch

(HNMO) – Thành phố Hồ Chí Minh hiện có hơn 10 triệu dân. 80% lượng nước sạch cho thành phố được khai thác, lọc từ nước sông. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm nguồn nước và nhiễm mặn đang đe dọa nguồn cung nước thô cho thành phố. Đây là vấn đề cần sớm được giải quyết.

(hnmo) – thành phố hồ chí minh hiện có hơn 10 triệu dân. 80% lượng nước sạch cho thành phố được khai thác, lọc từ nước sông. tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm nguồn nước và nhiễm mặn đang đe dọa nguồn cung nước thô cho thành phố. đây là vấn đề cần sớm được giải quyết.

Tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Theo UBND thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước thô cung cấp cho các nhà máy nước của thành phố hiện được khai thác trực tiếp tại sông Sài Gòn và sông Đồng Nai ở phía hạ lưu.

Đáng chú ý, những con sông này chảy qua nhiều địa phương phía thượng lưu, như Đồng Nai, Bình Dương là những vùng phát triển công nghiệp mạnh mẽ. Như vậy, việc kiểm soát nguồn nước có bị ô nhiễm hay không rất khó thực hiện và không chỉ phụ thuộc vào thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, những năm gần đây, hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong nội địa diễn ra ngày càng gay gắt. Ông Nguyễn Đình Thi (Viện Quy hoạch xây dựng thành phố Hồ Chí Minh) thông tin, mấy năm gần đây, có lúc xâm nhập mặn vào đến tận điểm lấy nước của Nhà máy nước Bình An (lấy nước mặt sông Đồng Nai tại khu vực cầu Đồng Nai) với độ mặn vượt ngưỡng cho phép.

Còn theo ông nguyễn trung việt, nguyên chánh văn phòng biến đổi khí hậu (sở tài nguyên và môi trường thành phố hồ chí minh), thời gian gần đây, hiện tượng nhiễm mặn nước mặt các sông quanh thành phố không chỉ xuất hiện vài giờ như trước đây mà thậm chí kéo dài vài ngày. trong khi đó, phần lớn các nhà máy nước của thành phố hồ chí minh không có thiết bị chuyên dụng lọc nước nhiễm mặn.

“Chúng ta cần sớm có kế hoạch tổng thể, lâu dài bảo đảm an ninh nguồn nước cho thành phố Hồ Chí Minh, bởi nếu để xảy ra bất cứ chuyện gì liên quan đến nước sạch, hậu quả không chỉ gây ảnh hưởng đến hơn 10 triệu người dân của thành phố mà còn ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội thành phố và khu vực”, ông Nguyễn Trung Việt nhận định.

Năm 2025, thành phố sẽ xử lý được hơn 77% lượng nước thải

Trong đề án phát triển hệ thống cấp nước giai đoạn 2020-2050 và chương trình cung cấp nước sạch và chấm dứt khai thác nước thành phố hồ chí minh giai đoạn 2020-2030, ubnd thành phố hồ chí minh đã chỉ đạo cơ quan chức năng có giải pháp di dời dần điểm khai thác nước thô lên phía thượng lưu sông sài gòn và sông đồng nai, kết hợp với việc xây dựng các hồ hoặc cụm hồ dự trữ nước thô, gia tăng an ninh, an toàn nguồn nước.

Cuối năm 2022 vừa qua, sở khoa học và công nghệ thành phố hồ chí minh đã nghiệm thu nhiệm vụ khoa học - công nghệ "khảo sát, đánh giá chất lượng nước và khả năng tự làm sạch, xây dựng hệ thống dự báo chất lượng nước tự động và đề xuất các giải pháp kiểm soát chất lượng nước mặt trên hệ thống kênh rạch nội đô thành phố hồ chí minh", do tiến sĩ lê thị phương trúc (đài khí tượng - thủy văn khu vực nam bộ) và các cộng sự thực hiện.

Nhóm nghiên cứu đã khảo sát, đo đạc tại 183 cửa xả nước thải sinh hoạt, công nghiệp ra 5 hệ thống kênh rạch chính đảm nhận việc tiêu thoát nước mưa và xử lý nước thải của thành phố hồ chí minh là kênh nhiêu lộc  - thị nghè, kênh tân hoá - lò gốm, kênh kênh đôi - kênh tẻ, kênh tàu hủ - bến nghé và kênh tham lương - bến cát - vàm thuật.

“Chúng tôi đã xây dựng được một hệ thống quản lý, dự báo chất lượng nước tự động cho hệ thống 5 kênh rạch chính (cập nhật 24/24 về mức độ ô nhiễm; đưa ra giới hạn của việc tự làm sạch), từ đó đề xuất quy hoạch chung về giảm thải ra nguồn nước và xây dựng các nhà máy xử lý nước thải, nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý môi trường thông minh trong một đô thị thông minh”, Tiến sĩ Lê Thị Phương Trúc nói.

Theo Sở Tài Nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đã hoàn thành 3 nhà máy xử lý nước thải tập trung, gồm: Nhà máy xử lý nước Bình Hưng - giai đoạn 1 công suất 141.000m3/ngày, Nhà máy Bình Hưng Hòa công suất 30.000m3/ngày, Nhà máy Tham Lương - Bến Cát công suất 131.000m3/ngày.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Toàn Thắng cho biết: “Theo kế hoạch, giai đoạn 2020-2025, khi hoàn thành Nhà máy xử lý nước Bình Hưng - giai đoạn 2 (469.000m3/ngày), Nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè (480.000m3/ngày) và phát huy công suất của Nhà máy Tham Lương - Bến Cát, tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý sẽ đạt 77,48%. Cùng với đó, thành phố tiếp tục giảm khai thác nước ngầm (cuối năm 2023, khai thác còn 150.000 m3/ngày; cuối năm 2025, còn 100.000 m3 và tiếp tục duy trì ở mức thấp như một nguồn dự phòng); quy hoạch, xây dựng và bảo vệ vùng cung cấp nước thô là nước mặt, bảo đảm an ninh nguồn nước cho thành phố Hồ Chí Minh”.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/1052133/thanh-pho-ho-chi-minh-no-luc-bao-dam-nguon-cung-nuoc-sach)

Tin cùng nội dung

  • ANTĐ - Chiều 16-9, đại diện Công ty Nước sạch Hà Nội cho biết, sẽ thực hiện lộ trình điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt từ ngày 1-10-2015 theo phê duyệt của UBND TP Hà Nội tại Quyết định 38/2013/QĐ-UBND.
  • SKĐS -Theo Cục An toàn thực phẩm, thời gian gần đây có nhiều phản ánh về tình trạng kinh doanh, sử dụng các loại hương liệu, phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc có nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm để sản xuất bánh Trung thu
  • UBND Thành phố Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng thêm nhà máy nước sạch để đảm bảo cung cấp đủ nước cho người dân khu vực phía Tây đường vành đai 3, phía Bắc quốc lộ 32 thuộc quận Bắc Từ Liêm...
  • Công ty kinh doanh nước sạch cho biết, do sản lượng nước từ đường ống tổng cung cấp đã giảm; mặt khác để đảm bảo an toàn cho đường ống dẫn nước sạch sông Đà, đơn vị vận hành đường ống đã giảm áp lực nước xuống, dẫn đến nhiều nơi bị thiếu nước sạch dài ngày…
  • Mất nước sạch, cộng với cái nắng nóng trên 38 độC trong những ngày này khiến hàng nghìn hộ dân ở Hà Nội “phát cuồng”. Nhiều nhà dân phải đi… tắm nhờ, nước rửa mặt được giữ lại để dội bồn cầu, rất nhiều gia đình phải mua nước sinh hoạt với giá đắt đỏ.
  • Thiếu nước sinh hoạt, hàng nghìn hộ dân ở nhiều quận nội thành Hà Nội phải hạn chế tắm giặt trong những ngày oi bức. Có xe nước tới, dòng người không đủ kiên nhẫn để xếp hàng, chen nhau lấy xô chậu để hứng nước sạch.
  • Từ ngày 7 -14/8/ 2015, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 7 công ty vi phạm về an toàn thực phẩm với tổng số tiền phạt là 112 triệu đồng, tạm dừng lưu thông 11 lô sản phẩm thực phẩm chức năng của 04 công ty ghi nhãn không đúng quy định
  • Không ít người có thói quen nhỏ mũi bằng nước muối S*nh l* hàng ngày để phòng chống các bệnh viêm mũi, xoang, họng...
  • Thiếu nước sinh hoạt, người dân khu chung cư phải xách từng xô nước xuống bể ngầm vét nước tồn đọng để dùng.
  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY