Nguyên lý y học nội khoa Harrison lần thứ 18 hôm nay

Nguyên lý y học nội khoa Harrison xuất bản lần thứ 18

Bất thường hormon tuyến giáp không do tuyến giáp: nguyên lý chẩn đoán điều trị

Bất kỳ bệnh nặng cấp tính nào cũng có thể gây ra những bất thường nồng độ hormone tuyến giáp hoặc TSH trong máu

Rối loạn tuyến giáp chủ yếu do quá trình tự miễn, kích thích sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp (nhiễm độc giáp) hoặc gây phá hủy các tuyến nội tiết và không sản xuất đủ hormon tuyến giáp (suy giáp). Quá trình ung thư trong tuyến giáp có thể tạo các nốt lành tính hay ung thư tuyến giáp. Sản xuất hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3) được điều hòa thông qua vòng feedback nội tiết.

Một lượng T3 được tiết ra bởi tuyến giáp, nhưng hầu hết được sản xuất bởi khử iod của T4 ở các mô ngoại vi. Cả T4 và T3 được gắn kết với protein mang [globulin liên kết tuyến giáp (TBG), transthyretin (chỉ gắn T4), và albumin] trong vòng tuần hoàn. Tăng nồng độ T4 và T3 toàn phần và nồng độ tự do bình thường thấy trong các trường hợp tăng protein mang (trong mang thai, estrogen, xơ gan, viêm gan, và các rối loạn di truyền). Ngược lại, giảm nồng độ T4 và T3 toàn phần và nồng độ tự do bình thường thấy ở bệnh hệ thống nặng, bệnh gan mãn tính, và bệnh thận.

Bất kỳ bệnh nặng cấp tính nào cũng có thể gây ra những bất thường nồng độ hormone tuyến giáp hoặc TSH trong máu, ngay cả trong trường hợp không có bệnh tuyến giáp tiềm ẩn. Do đó, việc kiểm tra định kỳ chức năng tuyến giáp nên tránh ở những bệnh nhân bị bệnh cấp tính, trừ trường hợp nghi ngờ nhiều bị bệnh tuyến giáp.

Hay gặp nhất trong hội chứng bệnh gây giảm hormon tuyến giáp mà chức năng giáp bình thường là giảm nồng độ T3 toàn phần và tự do, nồng độ TSH và T4 bình thường. Đây được xem là một phản ứng thích nghi với trạng thái dị hóa. Những bệnh nhân nặng hơn có thể giảm nồng độ T4 toàn phần, nồng độ T4 tự do bình thường. TSH có thể dao động từ < 0,1 đến > 20 mU/L, và trở về bình thường sau khi hồi phục. Sinh bệnh học của tình trạng này không được hiểu đầy đủ nhưng có thể liên quan đến gắn T4 với protein huyết tương TBG và ảnh hưởng của nồng độ glucocorticoid và cytokine cao. Trừ khi có bằng chứng lâm sàng rõ ràng hoặc tiền sử bị suy giáp, hormon tuyến giáp không nên dùng và xét nghiệm chức năng tuyến giáp nên được làm lại sau khi hồi phục.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-bat-thuong-hormon-tuyen-giap-khong-do-tuyen-giap-nguyen-ly-chan-doan-dieu-tri-48941.html)

Chủ đề liên quan:

bất thường hormon hormon tuyến giáp

Tin cùng nội dung

  • Khi dịch *m đ*o bất thường, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị thích hợp và kịp thời, tránh để lâu có thể gây những biến chứng nguy hiểm.
  • Ngôi thai là tư thế của em bé so với cổ tử cung người mẹ. Khi chưa cận ngày sinh, ngôi của bé thường không cố định, có thể là ngôi đầu, mông hoặc ngang.
  • Ngày nay, việc chăm sóc sức khỏe sinh sản ngày càng được nâng cao, các biện pháp chẩn đoán trước sinh phát triển.
  • Trong một số trường hợp khí hư xuất hiện lại là biểu hiện cảnh báo bệnh, cho dù thời gian đó bạn đang mang thai.
  • Tinh dịch là hỗn hợp dịch được phóng ra khi hoạt động T*nh d*c của nam giới đạt đến đỉnh điểm. Tinh dịch là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình thụ tinh. Sự bất thường của tinh dịch sẽ khiến bạn gặp rất nhiều rắc rối.
  • Ra máu bất thường *m đ*o là một thuật ngữ nói lên tình trạng ra máu ngoài chu kỳ kinh bình thường của chị em phụ nữ trong tuổi sinh đẻ. Ở những phụ nữ có dùng Thu*c nội tiết Tr*nh th*i có ra máu *m đ*o được định nghĩa chảy máu không định trước, tính trong khoảng 90 ngày từ ngày bắt đầu sử dụng nội tiết Tr*nh th*i.
  • Tử cung (hay dạ con) là bộ phận sinh đẻ quan trọng của người phụ nữ. Tử cung được hình thành ở bụng dưới và hoàn chỉnh về cấu trúc ngay khi thai còn trong bụng mẹ.
  • Các nhà khoa học tại Đại học Nam Califonia đã phát hiện ra hormon Mots-c, loại phân tử hoạt động như một tín hiệu cơ thể.
  • Khi vào dậy thì, đối với trẻ gái buồng trứng bắt đầu hoạt động, xuất hiện hiện tượng hành kinh theo chu kỳ - máu từ buồng tử cung ra ngoài.
  • Bé Nguyễn Thanh Hoài (30 tháng, ở Thái Bình) được gia đình đưa vào cấp cứu tại BV Nhi Trung ương với biểu hiện đau bụng, bụng chướng, sốt, thể trạng mệt mỏi, có lúc đi ngoài phân bạc màu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY