Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Bé 10 tuổi bị lây tay chân miệng từ em

(Mangyte) - Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi nhưng do phụ huynh bất cẩn, cháu bé này bị lây bệnh từ em trai.

Cụ thể sáng 23/5, tại BV Quận 1, cháu Trần Văn Q. (10 tuổi ở Gò Vấp) đến khám, bác sĩ phát hiện cháu bị TCM và nguồn lây là từ em trai Trần Văn T. (3 tuổi) ở cùng nhà, không cách ly với trẻ lớn.

Theo khảo sát của Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, chỉ những gia đình gần khu vực có trẻ bệnh tử vong mới chịu vệ sinh sàn nhà, đồ chơi. Hầu hết hộ dân dù được phát miễn phí dung dịch sát trùng vẫn không sử dụng.

Bệnh (TCM) do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackievirus và Enterovirus 71 gây ra.

Theo thống kê của BV Nhi Đồng 1, bệnh này cũng thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và rất ít thấy bệnh này ở trẻ trên 5 tuổi. Tuy nhiên, vẫn có trẻ lớn bị TCM do lây nhiễm từ trẻ nhỏ ở cùng nhà.

Chính thực tế vệ sinh gia đình và sự thờ ơ của phụ huynh là nguyên nhân khiến bệnh trở nên nguy hiểm. Nhà có con nhỏ nhưng có nhiều gia đình đến 3 ngày mới vệ sinh đồ chơi một lần; thậm chí con sốt kèm nổi bóng nước ở tay chân vẫn không đưa đi khám vì tưởng là ghẻ do ở bẩn.

Một số trường hợp trẻ bị co giật liên tục, bố mẹ đưa đến bệnh viện vẫn khai báo con bị động kinh mà không biết đã bị biến chứng bệnh TCM. Nhiều nhà có bé TCM nhưng vẫn cho trẻ khác tiếp xúc, bú cùng bình, chơi cùng đồ chơi.

“Điều này thật nguy hiểm vì trong thực tế cứ ở một con hẻm khoảng 20 hộ dân có một trẻ bệnh nặng thì thường thêm 4 em khác bệnh tương tự và 1 tử vong", bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1 lo ngại.

TCM chưa có văcxin phòng ngừa, chưa có Thu*c đặc trị và mới xuất hiện type virus gây bệnh mang độc tính cao có thể gây ch*t người, vì vậy, phụ huynh phải thực sự chú ý việc phòng bệnh cho con.

Các nhà chuyên môn khuyến cáo: dịch bệnh có thể lây lan rất nhanh từ trẻ này sang trẻ khác qua các chất tiết mũi miệng, phân hay nước bọt, lúc ho, hắt hơi của trẻ bệnh và lây cho trẻ khác qua đường miệng.

Ngoài ra người bệnh còn mắc bệnh do ăn phải thức ăn, nước uống bị nhiễm virus, lây gián tiếp qua bàn tay bị nhiễm bẩn từ đồ chơi, bàn ghế, bàn ghế, sàn nhà, tay nắm cửa…

Vì vậy cần chú ý phòng bệnh bằng cách vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, rửa sạch đồ chơi và các vật dụng cá nhân, tẩy rửa sàn nhà bằng nước Javel 0,5%, cách ly và tránh tiếp xúc với người bệnh, ăn chín uống sôi.

Bệnh ở TP HCM tăng từ tháng 3 và vẫn đang diễn biến phức tạp. 9 em bé đã Tu vong. Tại BV Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2, mỗi ngày có hằng trăm trẻ nằm viện, nhiều trẻ bị biến chứng phải cấp cứu.

Phương Nhung

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-be-10-tuoi-bi-lay-tay-chan-mieng-tu-em-9516.html)

Tin cùng nội dung

  • Tại TP.HCM đã có 9 trẻ Tu vong do bệnh tay chân miệng, BV Nhi Đồng 1 gửi mẫu ra nước ngoài xét nghiệm nhằm làm rõ về type virus gây bệnh.
  • TP.HCM thêm 2 em bé ch*t do bệnh tay chân miệng, đưa số trẻ Tu vong vì bệnh này từ đầu năm đến nay lên số 9.
  • Từ ngày 13/5, Sở Y TP.HCM tế sẽ phối hợp với Sở GD-ĐT tổ chức 6 đoàn kiểm tra công tác vệ sinh phòng, chống dịch bệnh tại các trường mầm non.
  • Trong tháng 4, TP.HCM đã có 6 trẻ Tu vong do mắc tay chân miệng. Vậy làm cách nào để phòng và phát hiện sớm bệnh này?
  • (Mangyte) - Trong tháng 4, TP.HCM có gần 600 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, tiếp tục có thêm 3 trẻ Tu vong.
  • Từ đầu năm đến nay tại TPHCM có 3 trường hợp Tu vong do bệnh tay chân miệng. Bệnh tấn công vào nhiều trường học khiến nguy cơ lây nhiễm tăng cao.
  • Những năm trước đây, bệnh tay-chân-miệng (TCM) chỉ gặp ở các tỉnh phía Nam nước ta, nhưng mấy năm gần đây, bệnh này có xu hướng tiến ra phía Bắc và hiện tại...
  • Hiện nay, số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng đang tăng cao, đặc biệt ở khu vực các tỉnh phía nam. Và nhiều người muốn biết đối với loại bệnh này, có thể dùng đông y, Thu*c nam để phòng ngừa, chữa trị hay không?
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY