Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bé gái 13 tuổi tìm đến cái Ch?t do bạo lực học đường

Giữa năm học, Hà 13 tuổi, được cô giáo xếp ngồi giữa hai bạn nam. Từ đó em thường xuyên bị hai bạn bên cạnh trêu chọc, ném sách vở.

Hà bị cả lớp ghép đôi với một trong hai bạn nam này, khiến em luôn có cảm giác xấu hổ, căng thẳng và lo sợ, không thể tập trung học. Càng ngày, học lực càng giảm sút. Mỗi khi không làm được bài hoặc điểm kém bị bạn trêu chọc, em càng chán nản, tự ti và không muốn đi học. Dần dần, Hà không muốn giao tiếp với ai, cả bố mẹ hay anh chị em.

Mỗi khi về nhà, em không ăn cùng gia đình mà sinh hoạt một mình. em nhắn tin cho vài người bạn thân về tâm trạng của mình rồi tự đi mua Thu*c trừ sâu. nửa đêm, hà uống hai gói Thu*c trừ sâu. bố mẹ phát hiện kịp thời đưa con tới bệnh viện để cấp cứu.

Tại Trung tâm Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ rửa dạ dày bé gái, uống than hoạt, truyền dịch và sử dụng Thu*c giải độc. Sau khi ổn định các chức năng sống, Hà được chuyển sang Khoa Sức khỏe vị thành niên, trong tình trạng mệt mỏi, buồn chán, mất ngủ và đau đầu. Suốt ngày, em chỉ nằm thu mình, không muốn tâm sự hay trò chuyện với bất kỳ ai. Sau khi trắc nghiệm tâm lý, các bác sĩ phối hợp chuyên gia tâm lý đánh giá cháu có những sang chấn về tinh thần.

Sau một tuần trị liệu tâm lý, tinh thần của Hà đã cải thiện, khỏe và vui vẻ hơn, hòa đồng với mọi người trong phòng. Em cũng ăn, ngủ tốt hơn, được ra viện.

Đây là một trong nhiều trường hợp mà bác sĩ Ngô Anh Vinh, Phó trưởng khoa Sức khỏe Vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị gần đây.

"Đây là một trường hợp đau lòng về nạn nhân bạo lực học đường, điều may mắn là trẻ đã được cứu sống", bác sĩ Vinh nói. "Tuy nhiên, chúng tôi lo lắng về những ảnh hưởng tâm lý lâu dài đối với bé gái này, nhất là khi em đi học trở lại. Nếu tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn, có thể em lại tiếp tục có hành vi tự sát và hậu quả có thể đau lòng hơn".

Các điều tra gần đây cho thấy sự gia tăng về số lượng và tính chất nghiêm trọng của vấn nạn bạo lực học đường, đặc biệt với trẻ vị thành niên. theo báo cáo của bộ giáo dục và đào tạo gần đây, trong một năm học cả nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. bạo lực học đường xảy ra không chỉ ở học sinh nam mà có nhiều vụ học sinh nữ đánh nhau hội đồng. lý do có thể rất vu vơ như "nhìn đểu", bạn mới đến học, bạn học giỏi nhưng không giúp đỡ bạn khác làm bài...

Bác sĩ Vinh khuyến cáo, phụ huynh cần dành thời gian chia sẻ, quan tâm hơn tới các vấn đề xung quanh trường lớp của con trẻ. Trang bị cho con các kỹ năng và kinh nghiệm sống cần thiết, giúp trẻ tự bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ trong trường học.

Đối với nhà trường, môi trường học tập tích cực, thân thiện, sự đồng hành của giáo viên là yếu tố cần thiết giúp học sinh phát triển lành mạnh. Giáo viên không nên có sự phân biệt đối xử giữa các học sinh trong lớp, nhà trường áp dụng nội quy "không có hành vi bạo lực". Giáo viên phải luôn lắng nghe học sinh của mình và sớm nhận biết những dấu hiệu bạo lực trong học sinh để đưa ra các biện pháp phòng ngừa.

* Tên bệnh nhi đã được thay đổi

Lê Nga

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/be-gai-13-tuoi-tim-den-cai-chet-do-bao-luc-hoc-duong-4225222.html)

Tin cùng nội dung

  • Con gái tôi mới 11 tuổi, chưa có kinh nguyệt nhưng cháu thường ra khí hư có màu vàng. Như vậy có phải là triệu trứng của bệnh phụ khoa không, có cần đi khám không.
  • Sau mỗi dịp lễ Tết hay cận kề mùa thi là Viện Sức khỏe Tâm thần, BV Bạch Mai có hàng trăm ca mắc bệnh trầm cảm nặng, có đến 30% số ca từng Tu tu.
  • Liên tiếp từ đầu năm đến nay, hàng loạt vụ Tu tu thương tâm của học sinh trên cả nước đã diễn ra khiến không ít bậc cha mẹ, thầy cô bàng hoàng.
  • Mỗi buổi sáng, cô bé 9 tuổi Terisia Techu phải trải qua một thủ tục vô cùng đau đớn. Mẹ của bé nung nóng chày trên bếp rồi đưa lên ngực bé.
  • Thiếu niên đồng tính thường có ý định Tu tu cao gấp hơn 5 lần thiếu niên khác; nguy cơ Tu tu cũng sẽ giảm nếu họ được xã hội nâng đỡ.
  • Mới đây, bảo mẫu một trung tâm dạy trẻ tự kỷ không phép ở TP HCM gây xôn xao khi tát, bóp cổ... đánh bé vì không chịu ăn.
  • Bạo lực học đường đang trở thành vấn đề xã hội nguy hiểm, phức tạp và gây bất an trong đời sống nhân dân, trong khi đó các giải pháp để ngăn chặn tình trạng này vẫn chưa đem lại hiệu quả tích cực…
  • Khi Công an phường nhắc nhở, vị “khách không mời” này ngồi xuống ghế và đe dọa sẽ đập ch*t bé gái nếu ai động đến….
  • Bạo lực học đường, xâm hại T*nh d*c đang đang len lỏi quá sâu vào các trường học khiến phụ huynh, nhà trường đau xót và để lại những dấu ấn hoang mang với những cô cậu tuổi học trò…
  • Bạo lực với bạn tình hoặc trẻ em là một tội ác. Theo CDC, 1/4 phụ nữ và 1/9 nam giới ở Mỹ là nạn nhân của bạo lực gia đình ít nhất 1 lần trong đời. Lạm dụng có thể xảy không phân biệt tuổi tác, chủng tộc, mức thu nhập hay tôn giáo. Những người bị hại không phải là nguyên nhân của bạo lực. Rượu và các loại Thu*c gây nghiện không trực tiếp gây ra sự lạm dụng mặc dù chúng có thể làm tình hình tệ hơn. Hãy tìm nơi trú ẩn khẩn cấp và tìm người hỗ trợ kịp thời.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY