Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Bé hơn 1 tháng tuổi ở Bắc Giang phải nhập viện 2 lần vì thường xuyên bị người lớn hôn, mẹ nhắc nhở thì bị đáp trả: Ngày xưa hôn suốt, chả làm sao

Mặc dù mẹ của bé đã nhiều lần nhắc nhở người lớn trong nhà về việc không nên hôn trẻ nhỏ nhưng mọi người vẫn phớt lờ.

Ông bà, bố hôn con thường xuyên, phớt lờ mọi lời cảnh báo

Chị Giáp Yến ở xã Tự Lạn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang kể, vì nhà có trẻ nhỏ nên chị cũng tìm hiểu và đọc thông tin về việc các bé mắc nhiều bệnh nguy hiểm do nụ hôn của người lớn. Ở nhà thì bố chồng, chồng của chị Yến cũng Ngày xưa tao vẫn thơm suốt, chẳng làm sao. Chúng mày cứ vẽ chuyện chứ người ta ở mãi tận đâu, con nhà mình khoẻ mạnh, ông bà bố mẹ khoẻ mạnh thì chẳng làm sao".

Chính vì thế nên sau đó chị Yến cũng ngại, không dám nhắc nhở người lớn trong gia đình về vấn đề này nữa. Chuyện ông bà thơm cháu, bố thơm con cứ diễn ra như cơm bữa. Mỗi lần nhìn người lớn hôn con mình, chị Yến lại xót ruột vô cùng.

18 ngày nhập viện 2 lần

Nhưng rồi điều chị Yến lo lắng nhất cũng đã xảy ra. Khi con gái của chị - bé Huyền Anh được 1 tháng 20 ngày thì bỗng dưng bị ngạt mũi, chị Yến cũng cứ nghĩ con xụt xịt bình thường. Nhưng mọi thứ diễn ra khá nhanh, ngày hôm sau thì bé ho túc tắc, bị khản tiếng, ăn ít dần rồi bỏ ăn. Lo lắng nên chị lập tức cho con gái vào khám tại Bệnh viện Sản nhi Bắc Giang.

Bác sĩ thực hiện vỗ rung long đờm cho bé Huyền Anh.

Ngay khi con gái nhập viện, câu đầu tiên mà bác sĩ hỏi chị Yến là: "Ở nhà có ai hút Thu*c không?". Sau khi nghe lời kể của chị Yến, bác sĩ lắc đầu ngao ngắn rồi nói với chị Yến: "Nếu tiếp tục như thế thì cứ xác định là cho con đi viện dài dài". Đồng thời, bác sĩ cũng cho biết, tình trạng của Huyền Anh mà không đưa vào viện nhanh, chỉ chậm vài giờ nữa thôi thì hậu quả rất khó lường.

Sau khi thực hiện các biện pháp thăm khám và chụp chiếu, bác sĩ xác định bé Huyền Anh bị viêm phổi. Hai mẹ con phải ở trong viện điều trị 8 ngày, tình trạng của bé mới ổn định để ra viện.

Tưởng chừng sau lần ấy, những người lớn trong gia đình chị Yến sẽ nhận ra tác hại của việc hôn cháu mà dừng việc đó lại. Nhưng đáng buồn là việc đó vẫn tiếp tục diễn ra. 10 ngày sau khi ra viện lần thứ nhất, bé Huyền Anh lại phải nhập viện lần 2, lần này bé bị virus RSV - một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ mà con đường lây lan phổ biến là qua nụ hôn của người lớn.

Lần thứ 2 thì hai mẹ con ở viện nội trú 13 ngày. Sau đó chị Yến cho con gái điều trị ngoại trú thêm 1 tuần. Hằng ngày, bé Huyền Anh liên tục phải truyền dịch, muối, đường trong 2 ngày đầu vì bé không thở, không ti mẹ được. Bác sĩ định cho bé ăn qua ống thông nhưng vì thương con nên chị Yến vắt sữa bón cho con.

Mỗi ngày bé lại phải tiêm 4 mũi, mỗi lần truyền ống xi lanh to, khí dung 4 lần từ sáng đến tận đêm và thực hiện vỗ rung long đờm...

"Nhìn con bé tí mà phải chịu biết bao đau đớn, người làm mẹ thực sự xót xa không thể tả. Có lẽ chỉ những mẹ nào đã từng ôm con lấy máu, ôm con tiêm, lấy ven rồi vỡ ven con khóc nức nở mới hiểu được cảm giác này. Đến bây giờ mỗi khi kể lại mình cũng vẫn thấy xót con, vẫn rơi nước mắt. Những ngày đó đúng là quá ám ảnh" - chị Yến kể.

Sức đề kháng yếu, không tăng cân

Mặc dù đã được điều trị và sức khoẻ ổn định nhưng hậu quả của hai lần nhập viện và liên tục điều trị kháng sinh khiến Huyền Anh không tăng cân được. Hiện tại, bé Huyền Anh đã được 3 tháng 10 ngày mà chỉ nặng 5,5kg. Chưa kể sức đề kháng của bé cũng yếu hẳn, cứ thay đổi thời tiết là lại gặp vấn đề sức khoẻ.

Sau lần thứ hai con phải nhập viện thì chị Yến cũng quyết liệt hơn trong việc nhắc nhở mọi người không hôn, thơm con: "Mình hạn chế cho mọi người tiếp xúc với cháu. Khi đưa con cho ai bế mình đều nhắc nhở không hôn, thơm cháu hoặc đưa khẩu trang cho người đó đeo. Mình biết làm vậy là có chút mất lịch sự, có người tự ái nhưng vì sức khoẻ của con nên cũng đành chịu. Thà mất lòng một chút nhưng con mình khoẻ mạnh, còn hơn nhìn con đau đớn nằm viện. Được cái sau lần đó ông và bố cháu cũng hút Thu*c ít hơn ".

Qua câu chuyện của mình, chị Yến cũng muốn nhắn nhủ mọi người nên có ý thức khi tiếp xúc với trẻ nhỏ. "Biết là ai cũng yêu thương con, quý con thì mới thơm, hôn nhưng điều đó là nguy hiểm. Yêu quý có nhiều cách thể hiện, xin đừng hôn lên mặt, miệng con, để con phải chịu đau đớn rất tội nghiệp.

Nếu ai đã hút Thu*c thì hạn chế tiếp xúc với trẻ con, và tốt nhất là có thể bỏ được Thu*c là thì tốt. Mình mong rằng sẽ không có em bé nào phải nhập viện vì những nụ hôn nữa" - chị Yến bày tỏ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/be-hon-1-thang-tuoi-o-bac-giang-phai-nhap-vien-2-lan-vi-thuong-xuyen-bi-nguoi-lon-hon-me-nhac-nho-thi-bi-dap-tra-ngay-xua-hon-suot-cha-lam-sao-20200311135018977.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Bạn muốn ngăn chặn những dấu hiệu của tình trạng suy giảm trí nhớ do tuổi già? Hãy nhấc máy điện thoại và gọi đến cho ai đó để nói chuyện, hoặc tìm người trò chuyện thường xuyên với mình. Đó chính là vũ khí hiệu quả giúp bạn chống lại sự lão hóa và suy giảm trí nhớ.
  • Chứng đi tiểu thường xuyên có thể xảy ra ban ngày cũng như ban đêm (tiểu đêm), rất phổ biến ở người lớn tuổi và phụ nữ. Nguyên nhân nào gây ra chứng này, làm sao để khắc phục?
  • Ráy tai có tác dụng như một lớp màng chắn phòng ngừa nguy cơ tấn công của côn trùng, nước, bụi bẩn, vi khuẩn…
  • Phát hiện và can thiệp sớm trước tuổi đi học có thể tác động lớn tới khả năng học các kỹ năng và sự hòa nhập xã hội của trẻ.
  • Tôi năm nay đã 70 tuổi, đi tiểu thường xuyên, cứ khoảng 2 giờ là có nhu cầu đi tiểu, không nhịn được.
  • Ths.BS Phạm Ngọc Thạch, phó khoa Ngoại Niệu, bBV Nhi đồng 2, TP.HCM cho biết, trong thời gian gần đây, đơn vị này liên tục tiếp nhận các trường hợp trẻ  bí tiểu vì sỏi thận.
  • Tôi năm nay 68 tuổi, nặng 68 kg, thường xuyên bị nặng ngực và bị tăng huyết áp (15,6). Trước tôi đã khám khoa tim mạch, các BS đều kết luận tôi bị thiếu máu cơ tim có cho toa uống Thu*c nhưng chứng nặng ngực và đau âm ỉ lồng ngực vẫn không giảm. Vậy tôi xin hỏi:
  • Chỉ mới 5 ngày trong tháng 6/2013, cơ quan báo chí đưa tin có hai trẻ nhỏ Tu vong do sự bất cẩn của người lớn trong khi trông giữ trẻ. Cần báo động sự vô trách nhiệm của người lớn trong khi chăm sóc trẻ.
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
  • Tập thể dục là an toàn đối với hầu hết người trên 65 tuổi. Ngay cả những bệnh nhân có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và viêm khớp cũng có thể tập thể dục một cách an toàn
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY