Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bẻ khớp khi mệt mỏi nghe tiếng rắc rắc vui tai nhưng chuyên gia cảnh báo điều bạn không ngờ tới

MangYTe – Nhiều người có thói quen bẻ khớp tay, bẻ ngón tay, vặn cổ… để thấy dễ chịu khi phải ngồi lâu một chỗ và thấy tiếng kêu rắc rắc vui tai. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo điều dưới đây ít người ngờ tới.

Chị nguyễn thị toan (hưng yên) thường có tay mỗi khi mệt mỏi vì thấy sảng khoái. nhiều khi nghe tiếng kêu rắc rắc mỗi lần bẻ ngón tay, vặn người… chị lại thấy thích thú nên làm thường xuyên. trong một lần bẻ khớp quá mạnh, chị bị trật khớp.

Nhiều người cũng có thói quen bẻ khớp, vặn cổ… như chị Toan khi đau mỏi vai gáy, vùng bả vai và các khớp tay, cổ. Những người làm văn phòng thường bị tình trạng này hơn. Phần lớn mọi người nghĩ vặn các khớp ở vùng bị mỏi sẽ giúp khí huyết lưu thông, đem lại sự thoải mái mà không lường trước được sự nguy hại của thói quen này.

Cần thay đổi để tránh ảnh hưởng sức khỏe. ảnh tl

Về vấn đề này, theo BS Nguyễn Hoàng Long, Khoa Phẫu thuật cột sống (BV Hữu nghị Việt Đức), bẻ khớp, xoay vặn vai gáy, cổ có thể cho mọi người cảm giác khoan khoái do việc ngồi lâu ở một tư thế làm căng áp lực lên đĩa điểm cột sống. Việc xoay vặn này làm giảm áp lực đi. Khi đó, nó cho mọi người cảm thấy thoải mái hơn, tuy nhiên cảm giác này chỉ tạm thời.

Việc vặn cổ, bẻ khớp tay quá mạnh, đột ngột dễ làm cho các khớp trật ra khỏi các đốt sống gây thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm cột sống… tay, vặn cổ đột ngột không chỉ phá hủy cấu trúc sụn khớp mà ngày càng khiến các khớp to lên dẫn tới tổn thương như trật khớp, bong gây, quá trình lão hóa nhanh… các tế bào sụn hao mòn dần khiến các gai xương mọc ra, viêm sưng ngón tay. những ảnh hưởng này càng rõ rệt hơn khi ngày càng có tuổi.

Bs. vũ văn đại khoa y học cổ truyền – bệnh viện tưqđ 108 cũng cho rằng, việc ngón tay, vặn lưng, vặn cổ… khiến các khớp hoạt động đột ngột, quá tầm vận động dẫn tới phá hủy cấu trúc sụn khớp và dây chằng xung quanh khớp. điều này khiến các khớp ngày càng to, có hại cho khớp và gây các tổn thương như giãn dây chằng, trật khớp, làm sụn khớp nhanh bào mòn…

Nếu như thường xuyên làm thói quen này mà không từ bỏ về lâu dài làm khớp bị thoái hóa, biến dạng khớp, to khớp ở vùng các ngón tay hay rách dây chằng, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng… điều này cũng dễ dẫn tới tình trạng tụ máu, gây chèn ép rễ thần kinh. tuổi càng cao, sụn, gân, hệ dây chằng kém linh động hơn nếu thường xuyên càng làm tốc độ thoái hóa khớp tăng.

Với lối sống tĩnh tại, nhiều người làm việc một chỗ lâu do sử dụng máy tính, ít vận động… dễ ảnh hưởng tới xương khớp. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người lưu ý:

+ Tạo thói quen thay đổi tư thế thường xuyên. Khi làm việc có thể đặt hẹn đồng hồ từ 15-30 phút 1 lần để thay đổi. Khi ngồi làm việc lâu một chỗ, bạn có thể cử động khớp vai, khớp tay nhẹ nhàng mà không để tạo ra tiếng động là được. Điều này giúp cho cơ thể dễ chịu và tránh các chấn thương.

+ Mỗi khi đau cổ vai gáy hay mỏi tay nên xoa, day vùng mỏi nhẹ nhàng bằng các đầu ngón tay đối diện, tránh bóp mạnh vì không giảm cơn mỏi mà còn tăng đau đớn vì dây thần kinh bị chèn ép mạnh.

+ Trong trường hợp đau nhiều có thể dùng khăn ấm chườm lên. Bạn cũng có thể tắm nước ấm cho giãn cơ, vừa làm tinh thần sảng khoái trở lại.

+ để cho hệ khỏe mạnh trong bữa ăn cần bổ sung thường xuyên các loại thực phẩm giàu vitamin d và canxi. các chất dinh dưỡng này có nhiều trong các loại rau họ cải, cá hồi, trứng…

Ngoài ra mọi người cần đi khám sớm nếu tình trạng mỏi cổ, vai gáy kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi đã sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu. các chuyên gia sẽ có hướng điều trị, tư vấn vận động một cách hợp lý.

P.Thuận

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/be-khop-khi-met-moi-nghe-tieng-rac-rac-vui-tai-nhung-chuyen-gia-canh-bao-dieu-ban-khong-ngo-toi-20210729100601197.htm)

Tin cùng nội dung

  • Các Thuốc giảm đau, chống viêm thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về xương khớp.
  • Trong cuộc sống hàng ngày, để phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe, mọi người phải ăn uống, làm việc, học tập, nghỉ ngơi có thời lượng nhất định, bảo đảm giấc ngủ đủ, sống có kỷ luật, vân vân.
  • Nguyên nhân đau nhức khớp vào mùa lạnh là do không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua đường da bởi các lỗ chân lông, làm cho mạch máu tại các vùng da đó co lại
  • Chứng đau nhức xương, khớp gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi (NCT).
  • Theo một nghiên cứu ở Việt Nam, có đến 66% người từ 40 tuổi trở lên mắc nguy cơ thoái hóa khớp, những vị trí thường gặp nhất là cột sống thắt lưng (43%)
  • Người cao tuổi (NCT) sống lâu, sống có ích là một điều rất mừng cho gia đình và xã hội. Tuy nhiên, để sống vui, sống khỏe, sống có ích lại là một việc không hề đơn giản, nó cần phải có sự nỗ lực của chính bản thân NCT.
  • Các bệnh xương khớp cũng rất phổ biến trong nhân dân. Có tới 6% người từ 16 tuổi trở lên mắc bệnh xương khớp. Tuy nhiên ở những người trên 60 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh xương khớp trở nên rất cao, lên tới 60%.
  • Bí quyết trường xuân khá đơn giản, nằm trong tay của mỗi người và ai cũng cần phải thực hiện hàng ngày: đó là ăn uống, thư giãn và vận động cơ thể.
  • BS Võ Quang Đình Nam, BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, trong giai đoạn xương phát triển nhanh của tuổi dậy thì, trẻ sẽ gặp những rối loạn về cơ xương khớp đáng lo ngại.
  • Tôi 43 tuổi, bị gãy chân giờ xương khớp đã bị ch*t. Tôi muốn đi thay mà không biết tốn bao nhiêu tiền? Tôi nên điều trị ở BV nào thì tốt? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Hong - lethi…@yahoo.com)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY