Đối với bé trai khi mới sinh ra nếu vòng đầu từ 31,9 cm trở xuống và bé gái từ 31,5cm trở xuống có nguy cơ bị bệnh đầu nhỏ.
Đây là tiêu chuẩn mới xác định nguy cơ cao trẻ mắc tật đầu nhỏ mà Bộ Y tế Brazil vừa công bố. Trước đây, Brazil cho biết khả năng
sơ sinh">bé
sơ sinh mắc tật đầu nhỏ nếu vòng đầu của trẻ dưới 32cm. Tuy nhiên để phù hợp với các khuyến nghị mới đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm chuẩn hóa số liệu và là con số tham chiếu cho tất cả các quốc gia, Bộ Y tế Brazil đã công bố tiêu chuẩn mới để xác định nguy cơ với trẻ mắc bệnh đầu nhỏ. Nếu em bé được sinh ra từ 37 tuần trở lên phải mà chu vi vòng đầu từ 31,9cm với bé trai và 31,5cm với bé gái trở xuống đều có nguy cơ mắc bệnh đầu nhỏ.Trước đó, các cơ quan y tế và nghiên cứu đã kêu gọi cần sớm xác định một tiêu chuẩn mang tính quốc tế để biết những trường hợp nào mắc bệnh đầu nhỏ. Tật đầu nhỏ và virus Zika chưa được chứng minh một cách khoa học có mối liên hệ với nhau. Nhưng ngày càng xuất hiện nhiều bằng chứng cho thấy mối liên quan này là có cơ sở.Cơ quan y tế Brazil cho biết trong tổng số 6.158 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đầu nhỏ có liên quan tới virus Zika ở Brazil kể từ tháng 10 thì có 1.182 trường hợp được xác định là đầu nhỏ do các yếu tố khác không phải là do virus Zika. Bệnh đầu nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân bao gồm mẹ nhiễm các chất độc trong quá trình mang thai, mắc bệnh giang mai, rubella, nghiện rượu hoặc lạm dụng Thu*c... Hiện 4.231 trường hợp nghi mắc đầu nhỏ ở Brazil vẫn đang được theo dõi.Kể từ ngày 22/10 đến ngày 5/3, Brazil cho biết đã có 157 trường hợp Tu vong
sơ sinh trên cả nước nghi có liên quan tới bệnh đầu nhỏ. Trong đó 37 trường hợp đã được xác nhận Tu vong do bệnh đầu nhỏ hoặc có do sự thay đổi của hệ thần kinh, 18 trường hợp đã được loại trừ liên quan đến bệnh đầu nhỏ và 102 trường hợp khác vẫn đang trong quá trình điều tra.WHO khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên du lịch đến các vùng có dịch do virus Zika, bảo đảm T*nh d*c an toàn, đặc biệt phụ nữ có thai không nên quan hệ T*nh d*c với người vừa trở về từ vùng lưu hành dịch Zika.
Hải Yến(
Theo WSJ)