Lượng men tiêu hóa tiết ra ở trẻ nhỏ không nhiều như đối với người trưởng thành, chính vì thế khả năng tiêu hóa còn nhiều hạn chế. đó là lý do vì sao trẻ nhỏ thường gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng kém. điều này dẫn đến tình trạng trẻ nhỏ phát triển kém hơn với bạn bè cùng trang lứa.
Bên cạnh đó, bởi vì hệ tiêu hóa của trẻ đang trong quá trình hoàn thiện vì thế em bé khá nhạy cảm. thông thường, trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm trùng, ngộ độc hơn so với những người trưởng thành. các bậc phụ huynh nên lưu ý vấn đề này và nên tránh một số loại thức ăn để tránh gây hại cho dạ dày của các con.
gan động vật không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. ảnh minh họa
Một số loại gan động vật lớn như lợn, bò không thích hợp cho trẻ nhỏ, gan thường là cơ quan lọc chất độc của cơ thể của động vật, gan tuy giàu vitamin nhưng cũng chứa nhiều độc tố. có thể cho trẻ ăn một ít gan gà, hoặc gan vịt, chúng có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng rất tốt.
Trẻ sơ sinh không nên ăn nhiều muối vì muối không tốt cho thận của bé. không nên thêm muối vào khẩu phần ăn của con, đồng thời cũng không nên sử dụng hạt nêm hay nước sốt để nêm nếm thức ăn cho bé vì các loại gia vị này có hàm lượng muối cao.
Lượng muối tối đa theo khuyến cáo của các chuyên gia dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là:
Dưới 12 tháng tuổi – ít hơn 1 g muối/1 ngày (ít hơn 0.4 g sodium);
Từ 1 đến 3 tuổi – 2 g muối/ngày (0.8 g sodium)
Bản thân sữa mẹ đã cung cấp đủ lượng muối mà một em bé sơ sinh cần. sữa bột dành cho trẻ sơ sinh cũng có lượng muối tương đương với lượng muối trong sữa mẹ.
Luôn đứng đầu danh sách các loại thực phẩm hạn chế cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. bởi nó chứa vi khuẩn clostridium botulinum, loại vi khuẩn này sản sinh ra một loại độc tố gọi là botulinum có thể gây ngủ lịm, làm suy yếu khả năng bú, yếu cơ và gây táo bón ở trẻ sơ sinh. dùng thời gian dài, bé sẽ có dấu hiệu khó chịu và chóng mặt. nguy hiểm hơn nó có thể gây ngộ độc dẫn đến t* vong ở trẻ.
Đường ruột của người lớn có thể ngăn chặn sự phát triển của các bào tử này, nhưng ở trẻ nhỏ, các bào tử này có thể phát triển và tạo ra các chất độc nguy hiểm đến tính mạng. không cho trẻ ăn mật ong ít nhất đến khi trẻ được 1 tuổi.
Với các bé dưới 1 tuổi thì chỉ được ăn lòng đỏ trứng nhưng không được ăn lòng trắng trứng để tránh gây ta các phản ứng dị ứng hoặc dị ứng phát triển trong tương lai. Các protein trong lòng đỏ trứng hiếm khi gây dị ứng nhưng các protein trong lòng trứng thì lại ngược lại, dễ làm bé bị dị ứng.
Trong nước xương hầm có chứa canxi và đạm nhưng rất ít vì những chất này khó tan trong nước. Trong 100 mg xương hầm chỉ có 0,6g đạm, đáp ứng 1/30 nhu cầu gam đạm của trẻ.
Trong 100 ml nước xương hầm chỉ có 33,5 miligam canxi, lượng canxi này chỉ đáp ứng chưa đến 1/100 nhu cầu can xi của trẻ 1 ngày.
Nước xương hầm chủ yếu chứa các acid amin và chất béo. tuy nhiên, chất béo nếu tiết ra từ tủy của xương ống lại là chất béo no, gây khó tiêu cho trẻ. như vậy, cha mẹ không nên bữa nào cũng cho trẻ ăn nước xương hầm. nếu nước xương hầm làm trẻ ăn dặm cảm thấy ngon miệng hơn, thì mỗi tuần chỉ cho trẻ ăn khoảng 3-4 bữa. còn nếu trẻ không hứng thú với nước hầm xương thì không cần thiết làm nước xương hầm vì tốn thời gian mà không có hiệu quả dinh dưỡng với trẻ.