Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Bé trai 4 tuổi hôn mê sâu vì uống nhầm Thuốc cai nghiện M* t*y

Ngày 25/4, tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết hiện tại sau 7 ngày điều trị, sức khỏe bệnh nhi 4 tuổi ở Mộc Châu bị hôn mê sâu do uống nhầm Thuốc cai nghiện đã tương đối ổn, nhận biết được bố mẹ và biết đòi ăn.

Người trằn trọc, mất ngủ suốt đêm: Áp dụng giải pháp này để ngủ ngon giấcTin tài trợ

Trước đó vào ngày 12/04/2020, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận bé trai N.H.C (4 tuổi, Mộc Châu, Sơn La). Gia đình bé C. cho biết, chú ruột của cháu bé (sống cùng nhà) vốn nghiện chất kích thích, nên có sử dụng Thuốc cai nghiện Methadone đã được pha loãng, đựng trong chai nhựa trong, bảo quản trong tủ Thuốc gia đình không có khóa.

Mới đây, người chú qua đời nhưng gia đình vẫn chưa vứt Thuốc. Vốn tò mò, hiếu động nên khi thấy chai nhựa có màu hồng, bé C. nhầm tưởng là siro nên uống phải (không rõ số lượng, không ai chứng kiến). Gần 30 phút sau, người mẹ phát hiện thấy con lơ mơ rồi lịm đi.

Phát hiện ra lọ Thuốc uống dở, gia đình mới tá hỏa đưa trẻ tới bệnh viện đa khoa tỉnh để cấp cứu. Tại đây trẻ được thở oxy, gây nôn, truyền dịch tăng bài niệu, và tiêm tĩnh mạch Naloxone (10mcg/kg/lần). Tuy nhiên tình trạng bệnh nhân không cải thiện, trẻ thở rít, có nhiều cơn ngừng thở ngắn, được đặt nội khí quản, thở máy và chuyển tiếp xuống Bệnh viện Nhi Trung ương.

Trẻ nhập khoa Chống độc trong tình trạng rất nặng, phải thở máy và hôn mê sâu.

“Qua xét nghiệm nước tiểu của bệnh nhân, chúng tôi nhận định, đây là một trường hợp ngộ độc chất gây nghiện. Chất độc này chủ yếu gây ức chế hô hấp và rối loạn tri giác khiến bé rơi vào tình trạng hôn mê sâu”-bác sĩ Tâm chuyên khoa Chống độc, Trung tâm cấp cứu chống độc chia sẻ

Trẻ đã được điều trị tích cực, thở máy kết hợp bài niệu tích cực để tăng thải chất độc qua đường nước tiểu, kháng sinh chống bội nhiễm, dinh dưỡng hợp lý.

Sau 1 ngày điều trị, trẻ tự thở được qua oxy mask, không còn cơn ngừng thở ngắn, phổi hết ran rít, tuy nhiên trẻ vẫn ngủ nhiều.

Sau 2 ngày chăm sóc tích cực, trẻ dần tỉnh hơn, nhận biết được bố mẹ, đòi ăn. Hiện tại sau 7 ngày điều trị, toàn trạng bệnh nhi tương đối ổn, còn khàn tiếng và thở rít thanh quản (hậu quả sau đặt nội khí quản và thở máy).

TS, BS Lê Ngọc Duy – Giám đốc Trung tâm Cấp cứu & Chống độc khuyến cáo, T*i n*n ngộ độc thường xảy ra ở trẻ em dưới 6 tuổi. Trẻ ở độ tuổi này có bản năng tò mò, thích ăn hoặc uống những gì nhìn thấy hấp dẫn hay mang màu sắc sặc sỡ có sẵn ở gia đình. Nhất là tại thời điểm giãn cách xã hội vì dịch COVID-19, đa phần các trẻ được nghỉ học ở nhà, vậy cha mẹ cần chú ý bảo quản Thuốc để tránh những T*i n*n thương tâm.

Bộ Y tế cảnh báo 2 thực phẩm bảo vệ sức khỏe có dấu hiệu giả mạo

Cục An toàn thực phẩm- Bộ Y tế đã phát thông tin cảnh báo người tiêu dùng hai sản phẩm đang lưu hành trên thị trường có dấu hiệu giả mạo là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Thuốc BÁC BẮC và thực phẩm bảo vệ sức khỏe L-STAR

Những tỉnh, thành nào phải dừng tiêm chủng vắc xin khi đang có dịch COVID-19?

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa có văn bản gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế dự phòng của 63 tỉnh, thành phố về việc triển khai công tác tiêm chủng thường xuyên trong thời gian dịch COVID-19.

Những người mắc bệnh này cẩn trọng khi đến nơi có nguy cơ lây nhiễm cao COVID-19

Bộ Y tế vừa đưa ra hướng dẫn cách phòng dịch COVID-19 cho người lao động phải đi công tác đến khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao.

Nới lỏng giãn cách xã hội, vẫn cần 'làm nghiêm' những việc này để chống COVID-19

Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện 5 điểm cần làm tốt và 7 thói quen cần thay đổi để chống dịch COVID-19 ngay cả khi đã nới lỏng giãn cách xã hội.

Trẻ đang học ở trường bị khó thở, ho, sốt phải làm thế nào?

Hiện một số địa phương đã cho học sinh đi học trở lại sau thời gian nghỉ dài vì dịch COVID-19. Để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại trường học, Bộ Y tế đã đưa ra những khuyến cáo khi những việc cần làm khi học sinh bị sốt, ho khó thở tại trường học.

Bộ Y tế chỉ đạo nghiên cứu sâu các ca mắc COVID-19 tái dương tính

Bộ Y tế đang chỉ đạo nghiên cứu sâu các trường hợp bệnh nhân dương tính trở lại sau khi âm tính. Giao cho 2 labo có mức độ an toàn sinh học cấp 3 tiến hành nuôi cấy virus này. Nếu virus đó sống, phát triển thì chứng tỏ cơ thể người đó chưa khỏi bệnh.

Việt Nam nghiên cứu sử dụng huyết tương người mắc đã khỏi để điều trị COVID-19

Theo các chuyên gia, trong tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, việc sử dụng huyết tương người điều trị khỏi bệnh cần được xem xét, đánh giá như một liệu pháp mới có tiềm năng nhằm tăng thêm công cụ cho thầy Thuốc điều trị người bệnh.

Gần 69.000 người đang theo dõi y tế, tiếp tục cách ly tất cả người nhập cảnh

Thông tin cập nhật ngày 24/4 của Bộ Y tế cho biết, hiện Việt Nam có 18.184 người đang cách ly tập trung và 50.706 người cách ly tại nhà và theo dõi y tế. Sẽ tiếp tục thực hiện cách ly tất cả người nhập cảnh vào Việt Nam và người bị nhiễm bệnh, người có nguy cơ cao...

Hòa Thuận

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/be-trai-4-tuoi-hon-me-sau-vi-uong-nham-thuoc-cai-nghien-ma-tuy-1648352.tpo)

Tin cùng nội dung

  • PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai cho biết, ngày Tết trẻ em hay bị ngộ độc thực phẩm bởi nguồn thực phẩm lưu trữ trong tủ lạnh.
  • Khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.
  • Trứng, gan và mật cóc chứa nhiều bufotoxine, đây là chất cực độc đủ gây ch*t người với liều lượng rất nhỏ.
  • Hiện nay, vẫn còn khá nhiều người khi bị đau bụng đi ngoài thường ra hiệu Thuốc hỏi mua Thuốc cầm đi ngoài và được người bán Thuốc bán cho loại Thuốc cầm tiêu chảy rất phổ thông là loperamid.
  • Sáng nay, khi ngang qua cửa hàng đồ lót nữ, con trai 6 tuổi của tôi nói rất hồn nhiên Sao nhìn thấy mấy cái này, chim con tự nhiên nó to lên. Ngộ quá. Chúng tôi rất lo lắng. Phải chăng cháu bị dậy thì sớm? Tôi cũng nghe nói các xét nghiệm xác định dậy thì sớm rất đắt phải không Mangyte ? Tôi nên đưa con đến đâu để khám, Mangyte ơi? (Nguyễn Minh Luận,Q.1, TPHCM)
  • Nghiện game là một tình trạng sử dụng quá nhiều thời gian vào các trò chơi trên máy tính gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY