Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Bé trai 5 tuổi ho mãi không đỡ, đi khám khắp nơi cuối cùng bác sĩ cũng tìm ra lý do là bé bị ngộ độc thứ nhà nào cũng có

Đây là chất có trong rất nhiều đồ đạc của các gia đình nhưng bố mẹ không biết hoặc chủ quan khi sử dụng, dẫn đến gây hại cho sức khỏe trẻ nhỏ - đối tượng có sức đề kháng còn non nớt.

Bé trai người trung quốc tên lôi lôi (tên gọi ở nhà), 5 tuổi một dạo thường xuyên bị ho, mẹ bé cho uống đủ loại Thu*c vẫn không đỡ. lo lắng quá nên mẹ đã đưa đến bệnh viện khám và làm xét nghiệm. kết quả, bé bị ngộ độc formaldehyde khiến người mẹ rơi nước mắt hối hận vì biết nguyên nhân chính là do mình.

Chuyện là sau khi hoàn thành việc sửa sang căn nhà mới, mẹ của lôi lôi muốn tiết kiệm tiền thuê nhà nên đã chuyển thẳng đến ở nhà mới khi vừa sơn sửa được vài ngày. formaldehyde tồn tại trong các vật liệu xây dựng mới rất dễ gây kích ứng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ sức đề kháng kém có thể bị ngộ độc formaldehyde.

Bé trai 5 tuổi ho mãi không đỡ, đi khám khắp nơi cuối cùng bác sĩ cũng tìm ra lý do là bé bị ngộ độc thứ nhà nào cũng có - Ảnh 1.

Người mẹ rất hối hận khi mình đã gián tiếp làm hại sức khỏe của con, song rất may cô đã đưa con đi khám sớm (Ảnh minh họa).

Theo các bác sĩ, việc sống trong môi trường có hàm lượng formaldehyde vượt chuẩn có thể khiến trẻ bị ho thường xuyên, khó chịu mắt, kích ứng da. lâu dài không được xử lý, trẻ còn có nguy cơ bị ung thư máu. sau khi nghe bác sĩ phân tích, mẹ của lôi lôi đã rất sợ hãi, nhưng may mắn thay cô đã phát hiện sớm cho con.

Cách loại bỏ formaldehyde khỏi môi trường sống, tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ nhỏ

Formaldehyde là một hợp chất dễ bay hơi, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người với nồng độ cao. Nó thường có trong các sản phẩm như: gỗ ép (ván ép), bọt cách nhiệt, sơn tường và giấy dán tường, một số loại vải tổng hợp... Khi độ ẩm và nhiệt độ trong nhà cao càng làm nó thoát ra ngoài nhiều hơn.

Để giảm nồng độ formaldehyde trong nhà, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ nói riêng và các thành viên trong gia đình nói chung, bố mẹ nên lưu ý những điều sau:

1. Thường xuyên mở cửa sổ

Mở cửa để làm thông thoáng nhà cửa hoặc có thể sử dụng quạt hút mùi, máy lọc không khí để làm loãng nồng độ formaldehyde trong nhà. Khi sử dụng nước tẩy rửa, sơn nhà, nhà mới lát sàn gỗ, sơn móng tay.... càng cần phải làm thông thoáng nhà hơn.

Bé trai 5 tuổi ho mãi không đỡ, đi khám khắp nơi cuối cùng bác sĩ cũng tìm ra lý do là bé bị ngộ độc thứ nhà nào cũng có - Ảnh 2.

Formadehyde có trong rất nhiều vật liệu xây dựng, nội thất (Ảnh minh họa).

2. Để đồ nội thất ở nơi thông thoáng

Đối với các sản phẩm đồ gỗ công nghiệp, gỗ sơn, gỗ ép, gỗ lát sàn nhà, nội thất mới... nên phơi thoáng hoặc để ở vị trí thoáng mát trước khi đưa vào sử dụng. Những gia đình mới lắp đặt đồ nội thất, lát sàn... nên đợi một khoảng thời gian mới chuyển vào ở để formaldehyde bay hơi bớt.

3. Không hút Thu*c trong nhà

Không chỉ chứa các chất gây ung thư, có hại cho sức khỏe trẻ nhỏ mà khói Thu*c lá còn chứa formaldehyde. Vì thế, gia đình nào có người hút Thu*c lá nên tránh hút Thu*c trong nhà, gần nhà để tránh trẻ bị nhiễm độc formaldehyde.

4. Không bao giờ cho trẻ mặc quần áo mới chưa được giặt giũ

Trong Thu*c nhuộm và các quy trình sản xuất quần áo đều có formaldehyde, mức độ phục thuộc vào từng loại vải. Ngoài ra trong quá trình bảo quản quần áo mới sản xuất chất này cũng chứa rất nhiều. Do đó, bố mẹ lưu ý luôn cần giặt sạch quần áo mới rồi mới cho trẻ mặc.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/be-trai-5-tuoi-ho-mai-khong-do-di-kham-khap-noi-cuoi-cung-bac-si-cung-tim-ra-ly-do-la-be-bi-ngo-doc-thu-nha-nao-cung-co-20210319161456728.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ho là một phản xạ nhằm tống ra khỏi đường hô hấp các chất dịch, đờm do phế quản hay phổi tiết ra hoặc các dị vật từ ngoài lọt vào như: thức ăn, bụi... nhưng tùy nguyên nhân mà tính chất ho và đặc điểm bệnh lý khác nhau.
  • Tính đến trưa 23/9 đã có 13 hộ dân với khoảng 61 nhân khẩu bị ảnh hưởng do vụ sập biệt thự cổ trên phố Trần Hưng Đạo chuyển đến tạm cư tại khu nhà CT1 Định Công – Hà Nội .
  • Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa huyện Trạm Tấu (Yên Bái) cho biết, ba bệnh nhân trong vụ ngộ độc do ăn cóc nướng tại thôn Lừu 1, xã Hát Lừu, huyện Trạm Tấu đã ổn định sức khỏe và được xuất viện.
  • Một số mẹo nhỏ tự làm tại nhà, từ những nguyên liệu đơn giản, sẵn có trong bếp sau, sẽ giúp bạn trị khò khè cho bé yêu. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng, hãy cho bé đi gặp bác sĩ.
  • Hiện nay, tình trạng xe chở vật liệu, rác thải... làm rơi vãi gây ô nhiễm môi trường, nguy hiểm cho phương tiện không còn chỉ là những chuyện vặt như thứ rác thải rơi ra.
  • Ngoài việc là nơi vệ sinh tắm giặt của cả nhà, đây còn là nơi để thư giãn sau một ngày làm việc và thường được thiết kế theo mô hình “hai trong một”, kết hợp tắm giặt và một số chức năng khác, vì thế khu trú nhiều khí xấu cần hóa giải.
  • Khí hậu rét ẩm là cơ hội cho các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phát triển, nhất là trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh, ho là triệu chứng rất thường gặp. Đó là một cơ chế S*nh l* bảo vệ cơ thể.
  • Lê là loại hoa quả thơm ngon, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho, bạn có thể cho trẻ ăn lê được không?
  • Các loại củ, quả là nguồn cung cấp vitamin tuyệt vời nhất. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng dưới đây, hãy lưu ý các loại quả này nhé.
  • Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ bị ho cha mẹ chớ nên để trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài Thu*c dân gian chữa bệnh hiệu quả như sau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY