Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Bé trai sốt xuất huyết thoát cửa tử

Từ Cà Mau chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM với chẩn đoán sốc sốt xuất huyết nặng ngày thứ 7, suy đa cơ quan, bé trai 4 tuổi được các bác sĩ lọc máu liên tục để giữ mạng sống.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực và Chống độc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, lúc nhập viện bệnh nhi đã sốc kéo dài, suy hô hấp, tổn thương gan, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa. Các bác sĩ đã điều trị tích cực chống sốc với sự hỗ trợ của các phương tiện như đo huyết áp động mạch xâm lấn, đo áp lực tĩnh mạch trung ương, hỗ trợ hô hấp với thở áp lực dương liên tục, sau đó được đặt nội khí quản thở máy. Bé trong tình trạng rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa nặng được truyền máu, huyết tương tươi đông lạnh, kết tủa lạnh, tiểu cầu đậm đặc.

Theo bác sĩ Tiến, diễn tiến bệnh của cháu bé rất phức tạp, xuất hiện hội chứng suy đa cơ quan, suy gan, suy thận cấp vô niệu, rối loạn đông máu, hôn mê. Bệnh nhi được tiến hành lọc máu liên tục để thải loại độc chất và các hóa chất trung gian gây viêm, tổn thương cơ quan ra khỏi máu bệnh nhân. Kết quả qua gần một tháng điều trị, tình trạng bé mới cải thiện dần. Bệnh nhi tỉnh táo, các cơ quan như gan, thận phục hồi dần, được cai máy thở. Đây là một trong những trường hợp rất nặng được cứu sống.

Cách đây không lâu bệnh viện cũng tiếp nhận điều trị đặc biệt cho một bé gái 5 ngày tuổi sốc sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh. Sau sinh mổ, bé nằm với mẹ thì có biểu hiện sốt. Sốt ngày thứ ba thì bé lừ đừ, tay chân lạnh, tím. Sau gần một tuần điều trị tích cực, tình trạng của bé mới dần cải thiện.

Bác sĩ Tiến khuyến cáo phụ huynh cần theo dõi phát hiện các dấu hiệu sớm để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời. Cần phải đưa trẻ ngay vào bệnh viện nếu sốt cao trên 2 ngày, có biểu hiện một trong các dấu hiệu như quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì; đau bụng; chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen; tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống... 

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/be-trai-sot-xuat-huyet-thoat-cua-tu-3331354.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não mà Tu vong.
  • Cháu nhà em được 5 tuổi, cháu thường hay bị chảy máu mũi. Xin BS cho biết nguyên nhân và cách phòng bệnh này.
  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Xin hướng dẫn cho tôi cách xử trí khi bị chảy máu cam?.
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Chảy máu cam Đông y gọi là “Tỵ nục”- một trong những chứng “nục huyết”, bệnh phát sinh do huyết nhiệt vong hành nghĩa là huyết phận có nhiệt gây nên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY