Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Bệnh á sừng có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh á sừng có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác, nhưng về bản chất thì căn bệnh này không phải là bệnh truyền nhiễm nên tỷ lệ lây lan thấp.

rất nhiều bạn đọc tự đặt ra câu hỏi “tiếp xúc người bị bệnh á sừng có bị nhiễm bệnh không, nếu có thì bệnh lây qua con đường nào?”. câu trả lời sẽ được đội ngũ chuyên gia trang thuocdantoc.vn làm rõ trong bài viết dưới đây. từ đó, người bệnh và cả người khỏe mạnh sẽ có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Bệnh á sừng có lây không? – Chuyên gia nói gì?

Á sừng là bệnh viêm nhiễm mãn tính, dai dẳng và rất dễ tái phát trở lại nếu không có những phương án điều trị hay biện pháp phòng ngừa hiệu quả. căn bệnh này xuất hiện trên mọi đối tượng, đặc biệt là nữ giới ở độ tuổi dậy thì, mang thai hay mãn kinh vì những đối tượng này thường có những sự thay đổi các nội tiết tố trong cơ thể.

Khi mắc bệnh á sừng, trên da thường xuất hiện một số triệu chứng điển hình như: da bị sừng hóa, bong tróc, nứt nẻ, da nổi đỏ, có thể kèm theo những cơn ngứa ngáy khó chịu. Những triệu chứng trên được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, đó có thể là do yếu tố di truyền, cơ địa bị dị ứng với một số tác nhân gây hại, cơ thể thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc do sự biến đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Theo đánh giá của chuyên gia da liễu hàng đầu, bệnh á sừng tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra không ít sự phiền toái làm ảnh hưởng đến công việc, chất lượng cuộc sống. ngoài ra, những triệu chứng của căn bệnh á sừng còn làm ảnh hưởng khá lớn đến mặt thẩm mỹ, có thể khiến người bệnh lo lắng và mất tự tin khi tiếp xúc với đám đông.

Quay trở lại với vấn đề chính “bệnh á sừng có lây không?”. theo tiến sĩ, bác sĩ nguyễn thị lệ quyên – trưởng khoa da liễu – trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thu*c dân tộc cho biết: “á sừng là bệnh ngoài da có khả năng lây nhiễm từ người sang người. tuy nhiên, về bản chất, căn bệnh này không phải là căn bệnh truyền nhiễm nên tỷ lệ lây lan là không cao”.

Khi bị lây nhiễm bệnh á sừng, người bị nhiễm sẽ có một số biểu hiện như: da sưng tấy, nứt nẻ ở các chi, da bị bong tróc, khô ráp. Vào những ngày mùa đông, căn bệnh này còn có thể gây ra những cơn đau khó chịu, thậm chí, vùng da bị tổn thương có thể bị rớm máu hoặc nứt nẻ nặng. Bên cạnh đó, những ngày hè nắng nóng, trên da có thể xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti như bệnh tổ đỉa và hình thành nên những cơn ngứa ngáy.

Chuyên gia nguyễn thị lệ quyên còn cho biết, con đường lây nhiễm phổ biến nhất của bệnh á sừng là do di truyền ở các thành viên trong gia đình. bạn có thể tiến hành thăm khám để biết chính xác bản thân có đang mắc bệnh á sừng hay không nếu người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh.

Dựa vào những thông tin vừa được đề cập, người khỏe mạnh có thể hoàn toàn không nhiễm bệnh nếu có những biện pháp phòng ngừa phù hợp. bên cạnh đó, bạn không nên quá kỳ thị với những đối tượng bị á sừng. ngược lại, người bị á sừng không nên tự ti hay quá lo lắng khi mắc bệnh, nên tiến hành thăm khám tại các cơ sở khám da liễu uy tín để có những phác đồ điều trị phù hợp.

Những yếu tố khiến cho bệnh á sừng càng trở nặng hơn

Bên cạnh những nguyên nhân gây bệnh á sừng, những yếu tố sau có thể làm gia tăng tình trạng da bị nứt nẻ, bong tróc, khô ráp, thậm chí trở nên nặng nề hơn:

# Yếu tố tâm lý

Có lẽ sẽ có khá nhiều người bệnh sẽ hoang mang và đặt ra câu hỏi “vì sao yếu tố tâm lý lại khiến bệnh á sừng trở nặng hơn?”. theo sự nhận định của chuyên gia da liễu cho biết, các đối tượng bị á sừng thường mang nhiều tâm lý lo sợ vì làn da mất thẩm mỹ, từ đó hình thành nên tâm lý lo lắng, lo âu dẫn đến căng thẳng. nếu tình trạng này bị kéo dài trong nhiều ngày liền nhưng không có biện pháp khắc phục hiệu quả, triệu chứng của bệnh á sừng có thể trở nặng hơn.

# Dùng Thu*c không đúng cách

Việc sử dụng Thu*c bừa bãi hoặc dùng không đúng cách có thể gây ra tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh cũng như sức khỏe. đặc biệt là các loại Thu*c trị cao huyết áp, Thu*c chống sốt rét, corticoid,… do đó, để phòng ngừa bệnh á sừng trở nặng, người bệnh nên tuân thủ các chỉ định sử dụng Thu*c của bác sĩ chuyên khoa.

# Nhiễm khuẩn

Vệ sinh da không đúng cách hoặc thói quen vệ sinh qua loa đã tạo điều kiện thuận lợi cho một số vi khuẩn, virus hay nấm tấn công và gây bội nhiễm. đặc biệt, môi trường nước là một trong những điều kiện thuận lợi cho các mầm mống gây bệnh lan tỏa nhanh sang các vùng da lành khác. bên cạnh đó, nếu người bệnh tiếp xúc quá nhiều hóa chất, chất tẩy rửa nhưng không sử dụng vật dụng bảo hộ có thể khiến cho bệnh á sừng trở nặng hơn.

# Ánh nắng mặt trời

Người bị á sừng được khuyên nên dành thời gian tắm nắng mỗi ngày để cải thiện bệnh tình. tuy nhiên, thời điểm tắm nắng không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân khiến cho bệnh á sừng trở nên nghiêm trọng hơn, nhất là thời điểm từ 9 – 15 giờ. lúc này, lượng bức xạ của mặt trời rất lớn, nếu chiếu trực tiếp trên da có thể làm hại cho da, đặc biệt là vùng da bị vảy nến.

Thời điểm thích hợp để người bị á sừng phơi nắng là những buổi sáng sớm hoặc những thời điểm nắng nhẹ, không gắt.

Ngoài những yếu tố trên, hiện còn khá nhiều tác nhân có thể trở thành “thủ phạm” khiến bệnh á sừng trở nặng hơn như: thực phẩm, bụi bẩn, nguồn nước bẩn, môi trường ô nhiễm, chế độ sinh hoạt không lành mạnh,…

Cách phòng ngừa bệnh á sừng hiệu quả

Để khắc phục cũng như phòng ngừa bệnh á sừng trở nặng, người bệnh cần có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả. dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia:

    Khi da bị bong tróc hay nứt nẻ, tuyệt đối không được chà xát hay kỳ cọ mạnh. Điều này có thể khiến da bị tổn thương nặng hơn, thậm chí gây chảy máu, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm xâm nhập và phát triển;

Tóm lại, bệnh á sừng không phải là căn bệnh mang bản chất lây nhiễm. do đó, người khỏe mạnh có thể hoàn toàn an tâm khi tiếp xúc với các đối tượng mắc bệnh. bên cạnh đó, để cải thiện cũng như phòng ngừa bệnh á sừng tái phát trở lại, người bệnh cần có những biện pháp phòng tránh hiệu quả bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt, xây dựng chế độ ăn uống. đồng thời, tiến hành thăm khám khi cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

Những thông tin trong bài viết chỉ có giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thông tin hữu ích cho bạn đọc:

    Cách chữa á sừng bằng lá lốt hiệu quả nhanh

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/a-sung-co-lay-khong)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY