Bài giảng da liễu hôm nay

Bệnh Celiac: dấu hiệu triệu chứng, chẩn đoán điều trị da liễu

Không có triệu chứng hay dấu hiệu đặc biệt nào cho bệnh celiac; hầu hết người bệnh bị tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi và xuống cân. Đôi khi họ không có triệu chứng rõ rệt nào.

Bệnh celiac là một chứng dị ứng khá trầm trọng, hệ đề kháng của cơ thể chống lại chất đạm (protein) trong lúa mì và những ngũ cốc khác. Số người được chẩn bệnh gia tăng gấp 4 lần so với 5 thập niên trước. Tỷ lệ số người bị chứng celiac là 1 trong mỗi 100 người.

Ta chưa biết tại sao tỷ lệ người bị celiac gia tăng, và các chuyên gia ước đoán rằng có thể do cách trồng trọt lúa mì, lúa mạch, cách biến chế hoặc do việc sử dụng các nguyên liệu này nhiều hơn trong các loại thức ăn.

Bệnh celiac dễ bị lầm lẫn với chứng "irritable bowel syndrome" hoặc những chứng bệnh khác. Các chuyên gia về thống kê cho rằng cứ mỗi người được chẩn bệnh là 30 người khác bị bệnh nhưng chưa được chẩn bệnh. Sau khi chẩn bệnh, việc ngưng ăn uống các món ăn chứa gluten là cách chữa trị duy nhất và hiệu quả nhất.

Người bị bệnh celiac không thể ăn gluten, chất đạm tìm thấy trong lúa mì (wheat), lúa mạch (rye) hoặc barley. Điều này khiến việc ăn uống trở nên vô cùng khó khăn vì gluten hiện diện trong nhiều thứ thức ăn và Thu*c men. Khi ăn gluten, hệ đề kháng tạo kháng thể hủy diệt màng ruột non và cơ thể không còn hấp thụ chất dinh dưỡng.

Khi cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng, việc suy dinh dưỡng xảy ra dẫn đến thiếu máu (anemia), thiếu sinh tố cho não bộ, bắp thịt, rụng răng và loãng xương.

Triệu chứng

Không có triệu chứng hay dấu hiệu đặc biệt nào cho bệnh celiac; hầu hết người bệnh bị tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi và xuống cân. Đôi khi họ không có triệu chứng rõ rệt nào. Bệnh celiac có thể gây các triệu chứng tương tự irritable bowel syndrome, lở bao tử, bệnh Crohn, nhiễm ký sinh trùng, thiếu máu, bệnh ngoài da và bệnh thần kinh.

Bệnh celiac cũng có thể xuất hiện với những triệu chứng:

Khó chịu, bẳn gắt hoặc trầm cảm.

Thiếu máu.

Ăn khó tiêu.

Đau khớp xương.

Bắp thịt bị co rút.

Nổi mề đay trên da.

Vết lở trong miệng.

Rụng răng hoặc loãng xương.

Cảm giác kim châm hoặc kiến bò trên cẳng chân, bàn chân (neuropathy).

Triệu chứng về suy dinh dưỡng cũng có thể xuất hiện:

Giảm cân.

Tiêu chảy triền miên.

Đau bụng, đầy hơi.

Mệt mỏi, dễ mất sức.

Phân có mùi hôi thối khác thường hoặc màu xám xịt có thể lẫn với mỡ.

Trẻ em chậm lớn.

Loãng xương (Osteoporosis).

Thiếu máu (Anemia).

Những chứng bệnh liên quan đến gluten:

Dermatitis herpetiformis là một chứng bệnh ngoài da, ngứa ngáy, da nổi phồng mụn nước do dị ứng gluten. Loại mề đay này nổi trên da khuỷu tay (cùi chỏ), đầu gối và mông. Chứng Dermatitis herpetiformis có thể gây hư hoại màng ruột non tựa như chứng celiac dù không gây các triệu chứng về tiêu hóa. Chứng bệnh này cũng cần chữa trị bằng cách ngừng ăn uống các món chứa gluten.

Khi nào thì cần đi khám ?

Nếu gặp một hoặc nhiều triệu chứng kể trên, hãy đi khám bệnh. Nếu thân nhân bị bệnh celiac, cũng nên nên đi khám bệnh để thử nghiệm.

Cần đưa đi khám bệnh khi con trẻ xanh xao, khó chịu, luôn khóc lè nhè và chậm lớn, cả đứa trẻ bụng ỏng, mông phẳng lì và phân có mùi hôi thối khác lạ.

Chứng celiac còn được gọi là celiac sprue, nontropical sprue và gluten-sensitive enteropathy. Bình thường, màng ruột non có những lông nhỏ, trông từa tựa như sợi len trên mặt tấm thảm, gọi là villi. Villi hấp thụ sinh tố, khoáng chất và những thứ dinh dưỡng từ thực phẩm. Bệnh celiac hủy hoại villi. Thiếu villi, màng ruột non nhẵn lì và cơ thể không còn hấp thụ được chất bổ dưỡng từ thức ăn. Chất béo, chất đạm, sinh tố, khoáng chất theo phân ra ngoài.

Ta chưa biết nguyên nhân gây bệnh celiac, nhưng thường là di truyền. Khi 1 người trong gia đình (trực hệ) bị bệnh, có thể là những người khác cũng bị bệnh celiac. Trong nhiều trường hợp, căn bệnh xuất hiện sau lần thương tổn như nhiễm trùng, bị thương tích, thai nghén, bị áp lực tâm thần hoặc giải phẫu.
Dù celiac có thể xuất hiện trong mọi người nhưng thường thấy ở những người bị các chứng bệnh như:

Tiểu đường, loại I (Type 1 diabetes).

Tuyến giáp trạng tự đề kháng (Autoimmune thyroid disease).

Hội chứng Down.

Viêm ruột già, loại Microscopic colitis, nhất là loại collagenous colitis
Các yếu tố gia tăng nguy cơ bị celiac: Một số di thể như HLA-DQ2 và DQ8 liên quan đến chứng bệnh này nhưng ta chưa rõ ảnh hưởng ra sao.

Biến chứng

Khi không chữa trị, bệnh celiac có thể dẫn đến nhiều biến chứng như:

Suy dinh dưỡng (Malnutrition): Bệnh celiac dẫn đến việc không hấp thụ thực phẩm và gây suy dinh dưỡng bất kể đã ăn uống đầy đủ. Chất bổ dưỡng theo phân ra ngoài thay vì hấp thụ vào máu nuôi cơ thể, do đó thân thể sẽ thiếu sinh tố và khaon1g chất như B-12, D, folate và sắt (iron), tạo ra thiếu máu (anemia) và xuống cân. Suy dinh dưỡng có thể gây chậm lớn và ngừng phát triển trong trẻ em.

Mất calcium và giảm độ đặc của xương (bone density): Chất béo thoát đi theo phân nên cơ thể mất dần calcium và vitamin D đẫn đến chứng osteomalacia, xương "mềm" và còn có tên là bệnh ricket trong trẻ em, và chứng loãng xương (osteoporosis), xương mỏng , dễ gãy. Ngoài ra, việc thiếu hấp thụ calcium dẫn đến sạn thận (oxalate stone).

Lactose intolerance: Màng ruột non bị hư hoại do chứng celiac có thể gây đau bụng và tiêu chảy khi ăn uống các thức ăn khác như chất lactose từ sữa. Nếu gặp trường hợp này ngoài việc ngưng ăn uống chất gluten, cũng cần loại bỏ sữa trong thực phẩm. Khi ruột non lành lặn trở lại, có thể bắt đầu ăn uống sữa.

Ung thư: Người bị chứng celiac và tiếp tục ăn gluten có nguy cơ bị ung thư cao hơn, nhất là loại ung thư ruột.

Biến chứng về thần kinh hệ: Bệnh celiac có thể liên quan đến kinh phong và chứng tê bại thần kinh ngoại biên (peripheral neuropathy).

Chuẩn bị cho việc khám bệnh

Bác sĩ gia đình có thể giới thiệu bạn đến một chuyên viên về bệnh tiêu hóa (gastroenterologist) để thử nghiệm và chữa trị. Hãy sửa soạn những câu hỏi, những điều cần thiết về việc chẩn bệnh, chữa trị trước khi đi khám bệnh:

Hỏi về những điều cần làm để sửa soạn cho việc thử nghiệm: Đừng tự kiêng khem trước khi khám bệnh vì các dấu hiệu có thể biến mất khiến việc chẩn đoán trở nên khó khăn.

Ghi chép các chi tiết về triệu chứng của mình, bất kể các triệu chứng kia có liên quan đến tiêu hóa hay không.

Ghi chép những dữ kiện cá nhân kể cả áp lực, các thay đổi trong đời sống.

Lập danh sách các món Thu*c đang dùng kể cả sinh tố, thực phẩm phụ, các món mua tự do không cần toa bác sĩ.

Ghi chép những câu muốn hỏi.

Một số điều nên hỏi:

Nguyên nhân nào gây các triệu chứng tôi gặp?

Có nguyên nhân nào khác không?

Tôi sẽ cần loại thử nghiệm nào? Tôi có cần sửa soạn gì cho các loại thử nghiệm này không?

Thử máu là đủ hay tôi sẽ cần đi nội soi?

Căn bệnh của tôi cấp thời hay sẽ mãn tính?

Bệnh celiac chữa trị ra sao?

Có cách chữa trị nào cho căn bệnh này không?

Làm thế nào để tôi biết thức ăn nào chứa gluten? Tôi có cần gặp chuyên viên về dinh dưỡng không?

Tôi có thể ăn loại thực phẩm nào?

Có sách vở nào để tôi đọc và tìm hiểu thêm về bệnh trạng?

Nếu tôi bị bệnh celiac, có cần thử nghiệm để tìm tiểu đường, nhiễu tuyến giáp trạng hay viêm ruột già không?

Bác sĩ sẽ muốn biết:

Khi lập bệnh sử, bác sĩ có thể hỏi những câu sau đây:

Triệu chứng bắt đầu từ khi nào?

Các triệu chứng này xuất hiện liên tục hay thỉnh thoảng, lúc có lúc không?

Triệu chứng nặng / nhẹ ra sao?

Có thể làm gì để giảm triệu chứng kể trên? Tiết giảm thức ăn nào thì cảm thấy dễ chịu hơn?

Khi làm gì thì triệu chứng nặng hơn? Loại thức ăn nào khiến triệu chứng gia tăng?

Trong gia đình có ai bị bệnh celiac không?

Có bị chứng bệnh tự đề kháng nào không (autoimmune disease)?

Trong gia đình có ai bị bệnh tự đề kháng không?

Đã chịu giải phẫu ở bụng bao giờ chưa?

Đã bị chứng bệnh liên quan đến tụy tạng bao giờ chưa, chẳng hạn như viêm tụy tạng?

Đã bị chứng da nổi ngứa với những bong bóng bao giờ chưa?

Đã bị thiếu máu bao giờ chưa và cần dùng thêm sắt?

Xét nghiệm và chẩn đoán

Hiện nay ta có một số thử nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh celiac ở những người bị bệnh nhẹ (triệu chứng nhẹ) và cả những người chưa có triệu chứng nào.

Người bị celiac có một số kháng thể trong máu như anti-gliadin, anti-endomysium và anti-tissue transglutaminase. Kháng thể (antibody) là một loại protein đặc biệt do hệ đề kháng của cơ thể tạo thành để hủy diệt "vật lạ" xâm nhập vào cơ thể. Trong cơ thể người bị celiac, hệ đề kháng xem gluten là "vật lạ" nên tạo kháng thể để chống lại gluten.

Thử máu để tìm kiếm và đo lường mức kháng thể kể trên và kết quả giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh tật. Để khẳng định căn bệnh, bác sĩ có thể cần làm nội soi (endoscopy) và trích mô, xem xét mức hư hại của villi trong màng ruột non.
Việc thử dùng cách ăn uống tránh gluten có thể giúp xác định căn bệnh; tuy nhiên không nên thử cách ăn uống này trước khi đi khám bệnh. Ngưng dùng thực phẩm chứa gluten có thể thay đổi kết quả thử máu và sinh thiết; do đó, bác sĩ khó lòng chẩn bệnh một cách chính xác.

Trị liệu

Bệnh celiac không có cách chữa trị nào hữu hiệu hơn việc ngưng ăn uống thực phẩm chứa gluten. Khi ngưng gluten, phản ứng viêm tại màng ruột non sẽ ngưng, và trong vòng nhiều tuần lễ, triệu chứng sẽ tiết giảm và ngừng hẳn. Nếu bị suy dinh dưỡng, bạn sẽ cần dùng thêm sinh tố và khoáng chất theo lời chỉ dẫn của bác sĩ và chuyên viên dinh dưỡng. Màng ruột non sẽ hồi phục, villi sẽ mọc trở lại sau nhiều tháng. Người trẻ tuổi phục hồi nhanh hơn so với người lớn tuổi (ở tuổi vàng, sự phục hồi có thể cần 2 - 3 năm).

Nguyên tắc chính là tránh gluten

Để duy trì sức khỏe và ngăn biến chứng, bạn cần tránh hẳn gluten. Một lượng gluten cũng đủ tạo triệu chứng và biến chứng; do đó tránh tất cả thực phẩm chứa hoặc chế tạo bởi hạt ngũ cốc như wheat, barley và rye. Tránh tất cả mọi loại wheat kể cả farina, graham flour, semolina và durum, barley, rye, bulgur, Kamut, kasha, matzo meal, spelt và triticale.

Amaranth, buckwheat và quinoa là những món không chứa gluten, nhưng có thể bị tạp nhiễm bởi các loại hạt khác khi thu hái hoặc chế biến tại xưởng máy. Vì vậy, nên đọc nhãn hiệu có nhan đề rõ ràng như "gluten-free" hoặc "manufactured in a gluten-free facility". Việc tạp nhiễm có thể xảy ra trong bếp nhà khi dùng chén bát vật đựng nên cần cẩn thận. Oat không chứa gluten nhưng sản phẩm chế biến từ oat thường lẫn nhiều wheat, do đó cần tránh cả oat.

Bạn có thể sẽ cần thảo luận với chuyên viên dinh dưỡng về cách ăn uống.

Những món thức ăn không chứa gluten bao gồm:

Sữa và sản phầm chế biến từ sữa.

Thịt, cá (không bọc bột hoặc tẩm sốt).

Trái cây.

Rau.

Gạo.

Khoai.

Bột (từ) gạo, đậu nành, bắp, khoai.

Hầu hết thực phẩm chế biến từ hạt chứa gluten. Tránh những món này trừ khi nhãn hiệu đề rõ "gluten-free" hoặc "made with corn, rice, soy or other gluten-free grain" trên các món:

Bánh mì.

Cereals.

Cracker.

Pasta.

Bánh ngọt.

Sốt.

Ngoài ra, hạt chứa gluten có thể thêm vào gia vị như "malt flavoring", "modified food starch"... Những phụ chất chứa gluten có thể được dùng trong Thu*c men, sinh tố, son môi, tem (bưu chính)...

Nói chung, chữa trị bệnh celiac hoàn toàn từ cách sống, ăn uống. Do đó, thận trọng trong việc đọc nhãn hiệu tất cả mọi sản phẩm sử dụng nhất là thức ăn. Đừng dựa vào thói quen, đọc nhãn hiệu mỗi lần dùng vì hãng sản xuất có thể thay đổi nguyên liệu bất cứ lúc nào. Khi cần, gọi điện thoại cho hãng sản xuất để tìm hiểu cặn kẽ.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/bgdalieu/bai-giang-benh-celiac/)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Đục thủy tinh thể (còn gọi là cườm khô, cườm đá) là bệnh về mắt, thường gặp ở người già. Bệnh có thể điều trị bằng cách phẫu thuật (mổ đục thủy tinh thể).
  • Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng. Triệu chứng sốc phản vệ bao gồm: phát ban loang lổ, ngứa. Mặt, mắt, môi hoặc cổ họng sưng phù...
  • Bầm mắt có xảy ra do chảy máu bên dưới vùng da quanh mắt. Đôi khi bầm mắt còn là dấu hiệu của một chấn thương khác trên diện rộng hơn, có thể là cả nứt sọ
  • Bỏng nắng thường xuất hiện trong vòng vài giờ tiếp xúc, gây đau, đỏ, sưng và có thể phồng rộp ở da. Bỏng nắng có thể gây nhức đầu, sốt và mệt mỏi
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Người đối diện có thể thấy rõ cúp áo ngực mấp mô sau lớp áo phông của bạn; luôn thấy có vết lằn áo trên da, dây áo hay bị rơi khỏi vai... là lúc bạn nên thay áo lót.
  • Bệnh Celiac là một bệnh lý đường ruột gây ra bởi tình trạng nhạy cảm với gluten, một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch, đưa đến viêm và bất sản niêm mạc ruột non. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi với các triệu chứng liên quan tình trạng kém hấp thu như tiêu chảy, tiêu phân mỡ, suy dinh dưỡng và thiếu vitamin. Ngoài ra còn có thể gặp các biểu hiện bệnh lý miễn dịch thứ phát.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY