Chẩn đoán và điều trị ký sinh đơn bào và giun sán hôm nay

Bệnh giun rồng: nhiễm giun Guinea, bệnh giun Dracunculus, draconus

Các áp xe lạnh, sâu có thể xuất hiện tại chỗ giun ch*t, không ra ngoài. Nhiễm trùng khớp cổ chân và khớp gối là các biến chứng thường gặp, gây biến dạng khớp

Bệnh giun rồng là bệnh nhiễm giun Dracunculus medinensis ở các tổ chức dưới da và mô đệm. Bệnh chỉ xuất hiện ở người và là căn nguyên gây tàn tật lớn. Từ khi Tổ chức y tế thế giới bắt đầu chương trình thanh toán bệnh này, số người mắc bệnh đã giảm 97%, từ trên 3 triệu người xuống còn 100.000. Các địa phương từng là vùng lưu hành của bệnh là tiểu lục địa Ấn Độ; Tây và Trung Phi phía trên đường xích đạo (Cameroon tới Mauritania, Uganda, và Nam Sudan); Árập Xêut, Iran và Yemen. Gần như tất cả các ca bệnh còn lại là từ Châu Phi, trong đó 75% từ Sudan.

Tất cả các lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh, và tỷ lệ mắc có thể lên tới 60%.

Người nhiễm bệnh khi uống nước có các vật chủ trung gian truyền bệnh-  các động vật giáp xác cyclops (động vật chân đốt, bọ chét nước).

Trong dạ dày, các ấu trùng thoát khỏi động vật giáp xác và trưởng thành trong tổ chức liên kết dưới da. Sau khi giao phôi, giun đực ch*t và giun cái trưởng thành (60 - 80 cm x 1,7 - 2,0 mm) di chuyển đến bề mặt của cơ thể, đầu của giun vươn tới lớp biểu bì và tạo ra mụn nước; mụn nước này bị vỡ khi tiếp xúc với nước. Trong 2 - 3 tuần, mỗi khi vết loét này tiếp xúc với nước, ống Sinh d*c của giun lại thải ra một số lượng lớn ấu trùng; các ấu trùng này lại được động vật chân đốt ăn vào. Phần lớn giun trưởng thành dần dần chui ra ngoài; một số chui sâu vào rồi tái xuất hiện; và một số khác ch*t trong tổ chức, phân rã, và có thể gây ra phản ứng viêm nặng. Nhiễm giun không kích thích sản sinh miễn dịch bảo vệ.

Triệu chứng và dấu hiệu

Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 9 - 14 tháng. Giun có thể ở một hay nhiều chỗ. Vài giờ trước khi đầu giun xuất hiện trên bề mặt da, tại điểm giun ra thường có các dấu hiệu như đỏ da tại chỗ, cảm giác rát, ngứa, và nhạy cảm đau. Biểu hiện dị ứng toàn thân có thể xuất hiện trong 24 giờ (ngứa, sốt, buồn nôn và nôn, khó thở, phù quanh hốc mắt, và nổi mẩn ngoài da). Sau khi nốt phỏng vỡ, vùng da xung quanh vết loét thường trở nên rần, đỏ và nề. Do phần lớn các tổn thương xuất hiện ở cẳng chân hoặc bàn chân, bệnh nhân thường không đi lại và làm việc được trong vài ngày đến vài tháng. Các vết loét không nhiễm trùng khỏi trong 4 - 6 tuần. Ít khi giun di trú đến các vị trí bất thường.

Nhiễm trùng thứ phát, kể cả uốn ván, rất hay gặp. Các áp xe lạnh, sâu có thể xuất hiện tại chỗ giun ch*t, không ra ngoài. Nhiễm trùng khớp cổ chân và khớp gối là các biến chứng thường gặp, gây biến dạng khớp.

Các dấu hiệu cận lâm sàng

Khi không nhìn thấy cá thể giun trưởng thành trong vết loét hoặc dưới da, chẩn đoán có thể được xác định bằng xét nghiệm tìm ấu trùng qua lam dịch vết loét. Nhúng vết loét vào nước lạnh sẽ kích thích ấu trùng ra. Bạch cầu ái toan thường tăng. Xét nghiệm da và huyết thanh học không có tác dụng. Giun bị vôi hóa có thể phát hiện trên phim X quang.

Điều trị

Tất cả mọi người ở vùng dịch tễ phải được tiêm phòng tạo miễn dịch chủ động với uốn ván.

Các biện pháp chung

Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại giường, nâng cao chi bị bệnh, cần rửa vết loét, kiểm soát nhiễm trùng thứ phát bằng kháng sinh tại chỗ và thay băng hai lần một ngày.

Kéo giun bằng tay

Phương pháp cổ truyền kéo giun chui ra bằng cách cuộn giun vào một đoạn que nhỏ và kéo từ từ vài centimet mỗi ngày vẫn còn tác dụng, nhất là khi kết hợp với điều trị Thu*c chống giun và vô trùng vết thương. Tiến trình kéo giun tỏ ra nhanh hơn nếu ngâm chi bị bệnh vào nước vài lần một ngày. Tuy nhiên, nếu giun bị đứt khi đang được kéo ra, nhiễm trùng thứ phát hầu như luôn xảy ra, dẫn đến viêm mô mềm, áp xe hóa, hoặc nhiễm trùng huyết.

Điều trị bằng Thu*c chống giun

Metronidazol và thiabendazol đôi khi có tác dụng làm giảm các triệu chứng và rút ngắn thời gian bị bệnh (thúc đẩy quá trình tự chui ra của giun hoặc hỗ trợ việc kéo giun bằng tay). Các Thu*c này có tác dụng chống viêm nhưng không tiêu diệt giun trưởng thành hoặc ấu trùng.

Metronidazol, 250 mg ba lần/ngày;trong 10 ngày, rất ít gây độc.

Thiabendazol, 25 mg/kg, hai lần/ngày, trong 2 - 3 ngày, sau bữa ăn, hay gây các tác dụng phụ, đôi khi nghiêm trọng.

Mebendazol, 400 - 800 mg/ngày trong 6 ngày, có thể dùng thử.

Phẫu thuật lấy giun

Giun cái chưa chui ra ngoài có thể loại bỏ nguyên vẹn bằng phẫu thuật với gây tê tại chỗ nếu giun không gắn chặt trong các cân sâu hoặc quanh các gân.

Phòng ngừa và kiểm soát

Bệnh có thể phòng ngừa dễ dàng bằng cách chỉ sử dụng nước uống không lây nhiễm. Điều này có thể thực hiện được bằng cách (1) ngăn ngừa lây nhiễm các nguồn cung cấp nước cho cộng đồng bằng cách sử dụng các giếng khoan, bơm tay, bồn chứa nước hoặc xử lý các nguồn nước bằng temephos; hoặc (2) lọc nước qua màng (như màng nilon kích thước lỗ 100µm) hoặc đun sôi nước. Theo kết quả của chiến dịch do tổ chức y tế thế giới tổ chức, nhiễm dracunculus rất có khả năng bị loại trừ. Nhiễm dracunculus đã được kiểm soát tốt ở Pakistan, Ấn Độ và một vài nơi; bệnh còn cần được nỗ lực kiểm soát ở Yemen và một số nơi ở Châu Phi, nhất là ở Sudan. Từ khi chương trình loại trừ bệnh do tổ chức y tế thế giới hỗ trợ bắt đầu, sốngười nhiễm bệnh đã giảm khoảng 97%, từ trên 3 triệu xuống 100.000.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoankysinhgiunsan/benh-giun-rong-nhiem-giun-guinea-benh-giun-dracunculus-draconus/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY