1. Kén giáp lưỡi là gì?
Còn gọi là Nang ống giáp lưỡi hay u nang giáp móng
Một dị tật bẩm sinh do sự bất thường phôi thai trong quá trình hình thành tuyến giáp.
60% nằm ở giữa xương móng và sụn giáp.
Dị tật này chiếm khoảng 7% dân số.
Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
2. Làm sao nhận biết kén giáp lưỡi?
Biểu hiện dưới dạng 1 khối u nằm ở chính giữa cổ.
Di động theo nhịp nuốt
Sờ căng, không đau
Dễ nhầm lẫn với hạch cổ, bướu mỡ, bướu mạch máu, bướu sợi thần kinh, bướu bọc thượng bì
3. Kén giáp lưỡi có tự khỏi không?
Đây là dị tật bẩm sinh và không thể tự hết.
Nếu không điều trị nang có khả năng nhiễm trùng và dò mủ ra da rất khó chịu.
4. Làm gì khi phát hiện kén giáp lưỡi?
Khám bác sĩ chuyên khoa ngoại nhi.
Đây là bệnh có thể mổ và về trong ngày tại các bệnh viện có chuyên khoa Ngoại Nhi
5. Khi nào phẫu thuật kén giáp lưỡi?
Bé hoàn toàn không mắc bệnh hô hấp và tiêu hóa hoặc nhiễm siêu vi trước mổ 2 tuần.
Nên phẫu thuật khi nang chưa có biến chứng nhiễm trùng để hạn chế khả năng tái phát, khó khăn khi phẫu thuật.
6. Chuẩn bị trước mổ?
Bé nhịn ăn, xét nghiệm máu, thăm khám kĩ trước mổ
BS gây mê sẽ khám và tư vấn các vấn đề liên quan đến gây mê cho bé
7. Phương pháp mổ kén giáp lưỡi?
Cắt bỏ nang, phần giữa thân xương móng và cột lại đường dò để tránh tái phát
Nang giáp lưỡi sau cắt sẽ gửi giải phẫu bệnh để xác định chân đoán sau mổ.
8. Chăm sóc sau mổ kén giáp lưỡi?
Nằm phòng hồi tỉnh vài giờ đến khi trẻ tỉnh hoàn toàn
Trẻ có thể đến trường sau mổ 1 đến 2 ngày
Có thể nuốt khó sau mổ
Không cần kiêng ăn sau phẫu thuật
Uống Thu*c giảm đau từ mỗi 4 đến 6 giờ trong 2-3 ngày
Thay băng mỗi ngày
Trẻ phục hồi sau 7 đến 10 ngày.ngày
9. Biến chứng sau mổ kén giáp lưỡi?
Chảy máu sau mổ.
Tụ dịch, tụ máu sau mổ
Nhiễm trùng vết mổ
Có khả năng tái phát cao so với các bệnh lý khác (<3%).
Tổn thương thần kinh