Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh loãng xương - nỗi lo âu có thể phòng ngừa

Loãng xương là bệnh lý của hệ thống xương, làm giảm sức mạnh của xương, dẫn đến tăng nguy cơ gãy xương.

theo báo cáo của liên đoàn chống loãng xương thế giới (international osteoporosis foundation - iof), trên toàn cầu hiện có 200 triệu người bị loãng xương, 9 triệu ca gãy xương hàng năm; mỗi 3 giây có một gãy xương mới do loãng xương. tỷ lệ loãng xương vẫn đang gia tăng ở mọi châu lục, đặc biệt là châu á, nơi chiếm hơn nửa dân số thế giới.

Một số nghiên cứu gần đây ở các nước phát triển cho thấy, một trong hai đến ba người phụ nữ và một trong bốn đến năm nam giới trên 50 tuổi sẽ bị gãy xương do loãng xương trong cuộc đời sau này. hậu quả của gãy xương do loãng xương rất nặng nề, gây đau đớn kéo dài, tàn phế, mất cuộc sống độc lập, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh khác và có nguy cơ Tu vong.

Tuy nhiên, các tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực loãng xương đã giúp chẩn đoán, đánh giá nguy cơ và phát triển các Thu*c điều trị làm gia tăng sức mạnh của xương, giảm nguy cơ gãy xương. với các bằng chứng lâm sàng, giá cả không quá cao… đa số các Thu*c điều trị loãng xương từ đường uống đến tiêm truyền đều được chứng minh hiệu quả và đáng tin cậy, mang lại lợi ích cho số đông người bệnh khi tuân thủ các liệu trình điều trị thích hợp.

Mối nguy hiểm âm thầm

Loãng xương diễn tiến âm thầm, kéo dài và ngày càng nặng nề. hậu quả nghiêm trọng nhất của loãng xương là gãy xương. gãy xương là một gánh nặng về kinh tế xã hội rất lớn cho mọi quốc gia, đặc biệt ở nước ta. chi phí lớn nhất cho bệnh loãng xương hiện nay vẫn là để điều trị gãy xương, đặc biệt gãy cổ xương đùi. chỉ tính riêng các chi phí điều trị cho các vấn đề liên quan đến biến chứng gãy xương đã đưa loãng xương trở thành một trong những bệnh mạn tính tiêu tốn nhiều tiền nhất.

Theo tính toán, một ca gãy xương đùi nhập viện điều trị tiêu tốn trung bình khoảng 33,5 triệu đồng cho chi phí y tế trực tiếp điều trị nội trú; một ca gãy cột sống là 52,6 triệu đồng. dựa vào tỷ lệ gãy xương ở các nước láng giềng như thái lan, ước tính mỗi năm việt nam có khoảng 60.900 ca gãy xương đùi và 44.000 ca gãy xương cột sống, với tổng chi phí ước tính là 4.354.900 triệu đồng (tức 218 triệu usd). trong khi, nếu tầm soát loãng xương và điều trị sớm ở độ tuổi 60 - 70, chỉ tiêu tốn khoảng 6 triệu đồng/năm, thậm chí còn được bảo hiểm y tế chi trả.

Bệnh loãng xương

Hơn thế nữa, người bị gãy xương do loãng xương có nguy cơ Tu vong cao, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh khác. gần 25% bệnh nhân bị gãy xương đùi sẽ Tu vong trong vòng 12 tháng sau biến cố gãy xương. vì vậy, biến cố gãy xương do loãng xương được coi là nặng nề tương đương với đột quỵ trong tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim trong bệnh mạch vành tim.

Cùng với việc gia tăng tuổi thọ và sự thay đổi lối sống, từ hai thập niên gần đây, loãng xương trở thành vấn đề y tế cộng đồng, một bệnh mạn tính cần được phòng ngừa, chẩn đoán, điều trị và theo dõi một cách hệ thống giống một số bệnh mạn tính quan trọng khác như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, thiếu máu cơ tim cục bộ…

Gãy xương do loãng xương có thể xảy ra sau té ngã, thậm chí sau những va chạm nhẹ trong những hoạt động hàng ngày. gãy xương làm người bệnh đau đớn, mất khả năng vận động, mất khả năng sinh hoạt tối thiểu,  tàn phế, phải sống phụ thuộc và gia tăng nguy cơ Tu vong. chính vì vậy, việc phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm để ngăn ngừa bệnh loãng xương, ngăn ngừa nguy cơ gãy xương có vai trò cực kỳ quan trọng.

Các Thu*c điều trị loãng xương đã chứng minh trên thực tế lâm sàng, làm giảm tới 40% nguy cơ gãy xương vùng hông, tới 70% nguy cơ gãy xương đốt sống… nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị của bác sĩ.
Trong một nghiên cứu trên 1.000 phụ nữ dùng Thu*c điều trị loãng xương trong 3 năm, kết quả phòng ngừa được 100 trường hợp gãy xương (gãy đốt sống và gãy ngoài đốt sống). So sánh với một nghiên cứu về điều trị bệnh mạch vành bằng nhóm Thu*c đặc trị trên 1.000 người trong 5 năm, kết quả chỉ phòng ngừa được 18 trường hợp biến cố tim mạch.
Các thử nghiệm lâm sàng với Thu*c cho thấy mức độ an toàn khá cao khi dùng kéo dài trên 3 năm, 5 năm, 10 năm. Đặc biệt, các bệnh nhân cao tuổi, có nguy cơ gãy xương cao, việc duy trì điều trị kéo dài hết sức cần thiết vì nhiều lợi ích hơn nguy cơ.

Đừng “lãng quên” căn bệnh loãng xương

Nhiều người cho rằng đến hẹn lại lên, xương rồi sẽ “loãng” khi chúng ta về già. đó là một trong những quan niệm vô cùng sai lầm. một khủng hoảng trong chuyên ngành loãng xương ở một số nơi, bệnh loãng xương đã bị “bỏ quên”, không đủ các chương trình phòng chống loãng xương trong cộng đồng. không đầu tư trang thiết bị đủ để chẩn đoán bệnh và bệnh không được dự đoán, dự phòng; không được điều trị. thậm chí nhiều bệnh nhân đã bị gãy xương, nhưng vẫn không được tư vấn điều trị và theo dõi lâu dài.

Trong những năm qua, ngành loãng xương đã có nhiều tiến bộ, giúp chúng ta hiểu nhiều hơn về quá trình phát triển của xương, tiến trình dẫn đến loãng xương, ảnh hưởng của tuổi tác, các yếu tố nguy cơ, các cơ sở khoa học để đánh giá sức mạnh của xương… qua đó bác sĩ cơ xương khớp có thể tiên lượng nguy cơ gãy xương cho từng cá thể, các vấn đề liên quan đến chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa.

Bệnh loãng xương tuy gia tăng, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe con người, nhưng có thể phòng ngừa, chẩn đoán sớm, để có các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm tối đa nguy cơ gãy xương và biến chứng của bệnh.

Kiến thức của cộng đồng về diễn tiến bệnh, yếu tố nguy cơ, phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh lý này vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Mặc dù đã có những giải pháp tích cực, hiệu quả, an toàn và khả thi nhưng các giải pháp này còn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc.

Phòng bệnh

Sự thay đổi lối sống kiểu công nghiệp, lười vận động. lạm dụng thức ăn, đồ uống chế biến sẵn, xa rời thiên nhiên,… bệnh loãng xương đang có xu hướng trẻ hóa, đang gần như bị “bỏ quên”. chưa có đủ các chương trình tuyên truyền phòng ngừa loãng xương một cách rộng rãi, thường xuyên trong cộng đồng.

Chẩn đoán

Do quá nhiều mối quan tâm, nhiều người đã không biết cơ thể mình có thay đổi gì, sức khỏe ra sao, những yếu tố nguy cơ của bản thân và gia đình… mà chỉ đi khám bệnh khi đã trễ… nhiều cơ sở y tế không đầu tư trang bị cho chẩn đoán bệnh, một số bác sĩ khi khám bệnh, cũng không chú ý đến bệnh. và bệnh loãng xương thường không được chẩn đoán.

Điều trị

Cũng như nhiều bệnh mạn tính khác, bệnh loãng xương đòi hỏi được chẩn đoán xác định và điều trị lâu dài. nghiêm túc tuân thủ chỉ định của bác sĩ về Thu*c cùng các điều trị hỗ trợ là cách tốt nhất để giảm thiểu các hậu quả nặng nề liên quan đến gãy xương.

Hiện Thu*c điều trị loãng xương đã có những tiến bộ mang tính đột phá, mang lại hiệu quả cao, giúp người bệnh dễ dàng tuân thủ điều trị. tuy nhiên, nhiều bệnh nhân vẫn chưa được chẩn đoán, chưa được dùng Thu*c, từ chối dùng Thu*c hay bỏ Thu*c giữa chừng.

Phòng ngừa bệnh loãng xương

Các tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực loãng xương ngày nay đã giúp việc chẩn đoán, điều trị, tiên lượng, quản lý bệnh nhân loãng xương có hiệu quả. tăng cường năng lực điều trị, giảm nguy cơ gãy xương, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh

Phòng ngừa loãng xương cần duy trì một chế độ ăn uống, vận động hợp lý trong suốt cuộc đời, ngay từ thời thơ ấu. ở những người mắc bệnh loãng xương, các nỗ lực để ngăn ngừa gãy xương bao gồm chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên, phòng ngừa té ngã, thay đổi lối sống (ngừng hút Thu*c, hạn chế rượu, bia...) kết hợp với Thu*c điều trị loãng xương theo chỉ định của thầy Thu*c.

Bisphosphonates là một nhóm Thu*c rất quan trọng trong điều trị loãng xương hiện nay, là chọn lựa đầu tiên của các bác sĩ cho đa số bệnh nhân loãng xương. bisphosphonates có đường uống hàng tuần, hàng ngày, đường chích tĩnh mạch hàng quý, đặc biệt có dạng truyền tĩnh mạch hàng năm. sự cải tiến về đường dùng, khả dụng sinh học của Thu*c cũng như liều dùng hàng năm đã giúp tăng sự tuân thủ và gia tăng hiệu quả điều trị. Thu*c cũng đặc biệt hữu hiệu để ngăn ngừa tái gãy xương trên những bệnh nhân đã bị gãy xương do loãng xương trước đó.

PGS.TS.BS. LÊ ANH THƯ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/benh-loang-xuong-noi-lo-au-co-the-phong-ngua-n185708.html)
Từ khóa: loãng xương

Tin cùng nội dung

  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
  • Loãng xương là một bệnh mất xương tiến triển theo thời gian làm tăng nguy cơ gãy xương. Loãng xương thường làm giảm chiều cao và gây còng lưng nghiêm trọng.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY