Chẩn đoán và điều trị bệnh tai mũi họng hôm nay

Bệnh lý vòi nhĩ: vòi eustachi, chẩn đoán và điều trị

Trường hợp mở vòi nhĩ quá mức hiếm gặp và khó điều trị. Bệnh nhân thường phàn nàn là cảm giác đầy trong tai và tự thính, bệnh nhân nghe thấy mình thở hoặc nói.

Rối loạn chức năng vòi nhĩ

Ống nối tai giữa với vòm mũi họng gọi là vòi nhĩ hay vòi Eustachi. Vòi này tạo nên chức năng thông khí và dẫn lưu của thùng tai. Vòi nhĩ thường đóng, chỉ mở khi ngáp hoặc nuốt. Khi vòi nhĩ bị tắc, không khí ở tai giữa bị hấp thụ và tạo nên áp lực âm. Nguyên nhân hay gặp nhất gây rối loạn chức năng vòi tai là những bệnh gây phù nề biểu mô lót của vòi tai như nhiễm virus đường hô hấp trên, dị ứng.

Bệnh nhân thường có cảm giác đầy trong tai và giảm sức nghe từ nhẹ đến trung bình. Khi vòi tai chỉ bán tắc, bệnh nhân nuốt hoặc ngáp có thể gây nên tiếng nổ hoặc tiếng lách cách trong tai. Thăm khám thấy màng nhĩ bị co kéo và giảm di động khi dùng soi tai có bơm khí.

Khi nguyên nhận do virus thì bệnh thường thoáng qua, mất đi sau vài ngày hoặc vài tuần. Điều trị triệu chứng và làm giảm phù nề mũi (pseudoephedrin, 60mg uống 4 giờ/ lần. Oxymetazolin 0,05% xịt 8 - 12 giờ/lần) phối hợp với tự thông khí bấng cach nén hơi mạnh khi bịt mũi có thế íàm giảm nhanh triệu chứng.

Trong khi bị bệnh nên tránh đi máy bay, thay đổi độ cao đột ngột, íặn sâu dưới nước. Tự thổi tai không nên làm khi có nhiễm khuẩn vùng mũi, vì nghiệm pháp này có thể gây nên nhiễm khuẩn tai giữa. Những bệnh nhân dị ứng có thể điều trị giải mẫn cảm hoặc corticosteroid (beclomethason dipropionat xịt 2 lần mỗi bên mũi, 2 lần/ngày trong 2 - 6 tuần).

Trường hợp mở vòi nhĩ quá mức hiếm gặp và khó điều trị. Bệnh nhân thường phàn nàn là cảm giác đầy trong tai và tự thính, bệnh nhân nghe thấy mình thở hoặc nói.

Giãn rộng vòi nhĩ có thể gặp trong trường hợp sút cân nhanh chóng hoặc có thể không rõ nguyên nhân. Ngược lại với thiểu năng vòi nhĩ, áp lực của hõm tai thường tăng khi gắng sức và giảm khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.

Mặc dù khám 'thực thể thường chỉ thấy bỉnh thường, nhưng đôi khi có thể thấy màng nhĩ di động theo nhịp thở khi thở mạnh. Điều trị bao gồm:

Tránh dùng Thu*c tán huyết.

Đặt ống thông khí để làm giảm sự phồng ra phía ngoài của màng nhĩ khi phát âm.

Phẫu thuật làm hẹp vòi nhĩ (hiếm khi).

Viêm tai tiết dịch

Khi vòi nhĩ bị tắc nghẽn trong thời gian dài, áp lực âm sẽ làm tiết dịch. Tinh trạng này gọi là viêm tai tiết dịch; nó thường gặp ở trẻ em vì vòi nhĩ thường hẹp hơn và nằm ngang hơn ở người lớn. Tình trạng này ít gặp ở người lớn, thường gặp sau nhiễm khuẩn hô hấp trên hoặc chấn thương áp lực. Những người lớn mà có viêm tai tiết dịch một bên kéo dài thì phải nghĩ đến ung thư vòm họng.

Màng nhĩ trong viêm tai tiết dịch đục và không di động, đôi khi kèm theo những bóng khí trong tai giữa và nghe kém dẫn truyền.

Điều trị viêm tai giữa tiết dịch giống như trong rối loạn chức năng vòi nhĩ. Một số trường hợp dùng corticosteroid đợt ngắn (prednisolon 40 mg/ngày). Có thể thêm vào trong một số trường hợp viêm tai giữa tiết dịch kháng sinh đường uống (amoxicillin 250 mg ngày 3 lần trong 7 ngày) hoặc phối hợp cả hai cách. Vai trò của những Thu*c này vẫn còn tranh cãi nhưng chúng vẫn có thể có một số tác dụng tốt. Khi các Thu*c không có tác dụng sau vài tháng điều trị có thể đặt ống thông khí qua màng nhĩ để tăng lại sức nghe và giảm bớt cảm giác đầy tai.

Chấn thương áp lực

Những người có rối loạn chức năng vòi nhĩ do hẹp bẩm sinh hoặc mắc phải, do phù niêm mạc không thể cân bằng được áp lực của tai giữa khi đi máy bay, thay đổi độ cao đọt ngột, nhảy cầu. Tình trạng này thường gặp trong khi máy bay hạ cảnh vì áp lực âm trong tai giữa làm xẹp và tắc vòi nhĩ. Có nhiều biện pháp có tác dụng làm tăng chức năng vòi nhĩ và tránh chấn thương tai do áp lực. Nên khuyên bệnh nhân nuốt, ngáp và tự thông khí vòi nhĩ khi hạ cánh. Thu*c chống phù nề (pseudoephedrin 30 - 60mg) cần uống vài giờ trước khi tới nơi để Thu*c có tác dụng tối đa khi máy bay hạ cánh. Thu*c chống phù nề tại chỗ như phenylephrỉn 1% được xịt mũí 1 giờ trước khi hạ cánh. Điều quan trọng là những người nhạy cảm không được ngủ khi máy bay hạ cánh vì khi thức dậy sẽ đau tai dữ dội và có áp lực âm tính trong tai rõ rệt do xẹp vòi nhĩ.

Điều trị áp lực âm cấp tính trong tai giữa cơ bản là giảm phù nề và tự thông khí voi nhĩ. Mở màng nhĩ có thể làm giảm đau tai và nghe kém. Những người bị chấn thương âm tái phát mà phải đi máy bay có thể phải đặt ống thông khí.

Nhảy cầu gây chấn thương áp lực mạnh hơn đi máy bay. Bệnh thường xuất hiện khi lặn xuống, đau tai xuất hiện trong 15 feet đầu nếu sự thông khí của hõm tai qua vòi nhĩ không được thực hiện. Ngược lại phải xuống từ từ và tạo ra sự cân bằng để tránh bị áp lực âm cao trong hòm tai có thể gây chảy máu hoặc dò nội dịch. Hơn nữa cửa sổ tròn và cửa sổ bầu dục bị rách gây nên điếc tiếp nhận và chóng mặt cấp. Nôn do rối loạn chức năng mê nhĩ cấp tính có thể rất nguy hiểm trong khi đang ở dưới nước. Điếc tiếp nhận hoặc chóng mặt trong lúc ngoi lên khi nhảy xuống quá sâu có thể là triệu chứng đầu hoặc triệu chứng duy trì của bệnh giảm áp. Sự tái tăng áp ngay lập tức sẽ đưa những bóng khí trong mạch máu thành dịch và được phục hồi lại các vi mạch tai trong. Dặn dò bệnh nhân không được nhảy cầu khi có nhiễm khuẩn hô hấp trên hoặc dị ứng mũi. Thủng màng nhĩ là một chống chỉ định tuyệt đối với lặn sâu vì bệnh nhân sẽ bị mất thăng bằng do kích thích nhiệt đối với ống bán khuyên, có thể chóng mặt, mất định hướng và thậm chí nôn mửa.

Cuối cùng, những bệnh nhân chỉ còn 1 tai nghe được thì không nên lặn vì những yếu tố nguy cơ cao đối với chấn thương tai còn lại.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/chandoanbenhtaimuihong/benh-ly-voi-nhi-voi-eustachi-chan-doan-va-dieu-tri/)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY