Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Bệnh nhân tái nhiễm nCoV: Hai lần mắc bệnh là quá đủ

Australia-Khi Peter Coleman xét nghiệm kháng nguyên vài tuần sau khi khỏi Covid-19, ông chỉ nghĩ mình “test cho vui, không ngờ kết quả hai vạch.

peter và bạn đời lần đầu xét nghiệm dương tính ncov ngày 10/2, sau một kỳ nghỉ lễ khiến số ca nhiễm ở melbourne và phần lớn australia tăng đột biến.

"Tôi cảm thấy không khỏe, nhưng vẫn nghĩ theo hướng tích cực. Tôi chỉ thử lại cho chắc thôi. Tôi làm xét nghiệm khi đang nói chuyện điện thoại với bạn mình. Nhìn sang kết quả, tôi đã nghĩ 'Chuyện gì đang xảy ra vậy'", Coleman kể lại.

Ông là một trong số nhiều người australia không may tái nhiễm ncov sau khi hồi phục hoàn toàn. chính phủ liên bang hiện không có dữ liệu cụ thể về tình trạng này. song trước đó, bộ y tế cho biết biến chủng omicron xuất hiện làm tăng đáng kể nguy cơ tái nhiễm virus.

"Giới chuyên gia chưa rõ liệu người từng nhiễm Omicron có tái nhiễm chính biến chủng này hay không. Chưa có thông tin về khả năng miễn dịch sau khi mắc bệnh", người phát ngôn Bộ Y tế cho biết.

Sau lần đầu mắc Covid-19, Coleman bị sương mù não. Ông quên cách gọi đồ ăn trên ứng dụng đặt hàng trực tuyến. Coleman cũng bị đau cơ và mệt mỏi. Lần thứ hai, các triệu chứng rất khác, giống với cơn cảm lạnh hoặc cúm thông thường hơn.

Ông không biết nguồn lây hay địa điểm lây nhiễm lần thứ hai, chỉ biết nó xảy ra khoảng 30 ngày sau lần dương tính đầu tiên. Đã tiêm phòng đầy đủ, Coleman cho rằng mình nhiễm biến chủng Omicron, song không cách nào biết chắc chắn.

Theo ông coleman, lần mắc bệnh thứ hai biểu hiện ít nghiêm trọng hơn. mạng lưới bệnh truyền nhiễm australia cho biết sẽ tiếp tục theo dõi các dữ liệu về tái nhiễm, cân nhắc liệu có nên xem xét lại định nghĩa tái nhiễm trong hướng dẫn sức khoẻ cộng đồng quốc gia hay không.

Peter Coleman cách ly tại nhà riêng ở Melbourne trong lần mắc Covid-19 thứ hai. Ảnh: Guardian

Eleanor cũng là một bệnh nhân tái nhiễm nCoV. Cô có kết quả dương tính lần đầu vào đầu tháng 1, trong đợt bùng phát Omicron. Cô lây bệnh từ một người bạn cùng nhà, trải qua hàng loạt triệu chứng như đau đầu, tiêu chảy, khó thở, mất ngủ.

Vài tuần sau đó, cô tiếp xúc với một người bạn khác trở về từ vùng dịch và nhiễm virus lần hai, với các triệu chứng khác hoàn toàn. Cô bị sốt, ớn lạnh, ho và sưng hạch.

Eleanor vốn là người năng động, thích leo núi và thường xuyên tập luyện với huấn luyện viên cá nhân.

"Giờ thì tôi khó thở, tim đập loạn xạ. Tôi thực sự vật lộn khi tập thể dục, dễ bị nhiệt miệng hoặc ho liên tục khi cười", cô nói. "Tôi rất bực bội khi có người nói Covid-19 chỉ là cúm nhẹ. Tôi 33 tuổi, khỏe mạnh nhưng bị khó thở hơn một tháng nay. Mắc Covid-19 hai lần là quá đủ".

Clancy Read lần đầu xét nghiệm dương tính nCoV vào năm ngoái. Cô và gia đình sống ở khu vực có tỷ lệ lây nhiễm thấp. Đến tháng 4/2021, cô bất ngờ nhận chẩn đoán mắc Covid-19 và phải đưa gia đình đi xét nghiệm. Con gái hai tuổi của cô cũng nhận kết quả dương tính.

"Chúng tôi rời nhà đi cách ly. Đó là một thảm họa. Chúng tôi phải ở một mình trong ngôi nhà khác. Ngay sau khi đặt chân đến, các triệu chứng phát ra nghiêm trọng", Read kể lại.

"Căn bệnh tập trung ở lồng ngực, thể hiện trong tiếng thở của tôi. Tôi nằm đó giữa đêm và nghĩ 'Liệu mình có cần gọi cấp cứu không?'", cô kể lại.

Cô sợ phải nhập viện vì không muốn xa chồng con. Cô nói: "Phần tệ nhất là bạn không biết căn bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng đến mức nào. Các triệu chứng tâm lý cũng tồi tệ ngang với thể chất", cô nói.

Sau nhiều tháng hồi phục chậm chạp, đến kỳ nghỉ Giáng sinh, Clancy một lần nữa nhận kết quả dương tính.

"Cả nhà tôi đều bị bệnh, có thể do Omicron. Tôi nằm liệt giường hai tuần, nhưng cảm giác lo sợ giảm bớt. Ít nhất, tôi không còn rơi nước mắt khi nghĩ 'Mình sẽ ch*t sao?'", cô nói.

Tiến sĩ Deborah Cromer, thành viên cấp cao tại Viện Kirby, cho biết khả năng tái nhiễm phụ thuộc vào biến chủng và thời gian tiêm vaccine. Hai liều vaccine hiệu quả 80-90% với Delta. Tỷ lệ này giảm xuống còn khoảng 70% với Omicron.

Theo dữ liệu Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) tỷ lệ tái nhiễm đã tăng gấp 15 lần kể từ khi Omicron xuất hiện. Đến nay, số ca tái nhiễm chiếm khoảng 10% tổng số F0 ở Anh, cao hơn nhiều so với 1% hồi tháng 11/2021. Theo các nhà khoa học, hiện tượng tái nhiễm ngày càng nhiều là do khả năng miễn dịch của cộng đồng suy yếu, không còn đủ để ngăn ngừa virus.

Sự xuất hiện của biến chủng mới như Delta, Omicron khiến hệ miễn dịch khó nhận biết, virus có thể lẩn tránh. Bên cạnh đó, nCoV hầu như xâm nhập cơ thể người thông qua mũi và họng. Kháng thể trong lớp niêm mạc này có xu hướng tồn tại tương đối ngắn so với miễn dịch toàn cơ thể. Điều đó giải thích tại sao miễn dịch ngăn bệnh chuyển nặng, thường bắt nguồn từ phổi, kéo dài hơn so với miễn dịch chống nhiễm trùng.

Thục Linh (Theo Guardian)

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/benh-nhan-tai-nhiem-ncov-hai-lan-mac-benh-la-qua-du-4430220.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY