Tổ chức Y tế thế giới WHO đã thống kê được rằng bệnh tay chân miệng phổ biến tại rất nhiều quốc gia châu Á, cách vài năm lại xuất hiện đợt dịch ở nhiều khu vực khác nhau trên toàn cầu. Trong mười năm trở lại đây, khu vực Tây Thái Bình Dương đã có báo cáo về những vụ bùng phát dịch tay chân miệng. Bên cạnh đó, những quốc gia châu Á đã ghi nhận số trường hợp mắc tay chân miệng tăng nhanh thời gian vừa qua bao gồm: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thái Lan, và cả Việt Nam.
Tại Việt Nam, theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2020 đến nay cả nước đã ghi nhận 10.745 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố.
Mới đây, Bộ Y tế đã gửi công văn khẩn đến Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng. Trong đó, có 6.662 trường hợp nhập viện, không có Tu vong.
So với cùng kỳ năm 2019, số mắc cả nước giảm 55,6%, số trường hợp nhập viện giảm 51,5%.
Tuy vậy một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc gia tăng trong các tuần gần đây như TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Ninh.
Còn theo thống kê của Trung tâm Bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Nhi Trung ương, tính từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận hơn 300 ca mắc tay chân miệng. Chỉ tính riêng 2 tháng 6-7, số lượng bệnh nhi được chẩn đoán mắc bệnh này đã tăng 5-6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm-Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, bệnh tay chân miệng (hand-foot-mouth disease) là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra.
Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi.
Bệnh tay chân miệng trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến Tu vong nếu không được điều trị kịp thời. Khi thấy trẻ bị tay chân miệng cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để xác định mức độ bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý những triệu chứng bệnh tay chân miệng thể nặng dưới đây
Khi bị tay chân miệng, trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15 - 20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ khóc vì bị đau do các nốt lở loét trong miệng. Nhưng thực tế, đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.
Khi bệnh tay chân miệng trẻ em trở nặng, trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48h và không tác dụng với Thu*c hạ nhiệt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dẫn đến nhiễm độc thần kinh. Khi đó, trẻ cần được 1 loại Thu*c hạ sốt đặc biệt có chứa Ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ.
Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không ngay cả khi trẻ đang chơi đùa.
Nếu thấy trẻ xuất hiện 1 trong 3 triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.